Hội chứng ống cổ tay là tình trạng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay
Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và hội chứng ống cổ tay
5 biện pháp đơn giản giúp giảm khó chịu do hội chứng ống cổ tay
Dân văn phòng nên làm gì để ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay?
Điều trị hội chứng ống cổ tay do đái tháo đường có khó không?
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép. Hội chứng có thể gây tê, đau các đầu ngón tay, khiến vận động của bàn tay khó khăn. Hội chứng ống cổ tay có thể gây cơn đau dai dẳng, như kim đâm ở tay và cổ tay.
Hội chứng có thể xảy ra khi ống cổ tay của bạn bị sưng và siết chặt một trong các dây thần kinh. Màng gân bị viêm và sưng làm giảm không gian bên trong cổ tay, chèn ép lên dây thần kinh và gây cảm giác khó chịu kéo dài.
Cảm giác chung nhất khi bị hội chứng ống cổ tay là cảm giác đau và như có kim châm ở tay. Bạn cũng có thể cảm thấy tê, ngứa ran hoặc cảm giác như kiến bò.
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng ống cổ tay bao gồm:
- Cảm giác kim đâm ở tay và ngón tay
- Đau ở tay, ngón tay hoặc cánh tay
- Tê bì tay và các ngón tay
- Tay yếu hơn bình thường
Dây thần kinh giữa cổ tay bị chèn ép có thể gây ra hội chứng ống cổ tay
Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay đôi khi tương tự như hội chứng RSI (tổn hại do căng thẳng thường xuyên). Đây là cảm giác đau ở cơ, gân và dây thần kinh do chuyển động lặp đi lặp lại.
Những người thường xuyên uốn cong cổ tay hoặc nắm chặt bàn tay có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay khá phổ biến ở những người thừa cân, mang thai, bị viêm khớp, đái tháo đường hoặc những người đã từng bị chấn thương cổ tay trước đó.
Ngoài ra, sử dụng điện thoại di động thường xuyên cũng là tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay. Nghiên cứu cho thấy những người sử dụng máy tính bảng, điện thoại di động, máy tính xách tay,… trong 5 giờ trở lên mỗi ngày có 92% nguy cơ bị đau cơ xương khớp.
Điều trị hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cố tay thường có thể tự biến mất sau một vài tháng. Để giảm bớt bất kỳ sự khó chịu nào trong thời gian này, các bác sỹ có thể chỉ định một số biện pháp như:
- Đeo nẹp cổ tay để giúp giảm áp lực lên dây thần kinh và giữ cho cổ tay thẳng
- Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Điều này không loại bỏ hội chứng ống cổ tay nhưng có thể giúp kiểm soát cơn đau.
- Hạn chế các bài tập hoặc các công việc gây áp lực lên cổ tay ví dụ như chơi nhạc cụ hoặc chơi quần vợt.
Khi nào nên đi khám?
Thông thường, các biện pháp tại nhà kể trên có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay. Nếu các triệu chứng của bạn giữ nguyên hoặc có xu hướng tồi tệ hơn, hãy đi khám để có biện can thiệp phù hợp.
Dây thần kinh bị chèn ép có thể cần đến các biện pháp điều trị như vật lý trị liệu, thuốc điều trị hoặc một số trường hợp phải phẫu thuật. Các biện pháp can thiệp này có thể giúp giảm áp lực và cho phép các dây thần kinh được hoạt động bình thường.
Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay
Bạn có thể phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp:
– Thư giãn, nghỉ ngơi sau khi làm việc trong thời gian dài
– Giữ ấm cho bàn tay nếu làm việc trong môi trường lạnh, để tránh gây cứng khớp và đau tay.
– Ăn thức ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B6 giúp bồi bổ thần kinh, bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá, các loại hạt, đậu. Hạn chế ăn đồ quá mặn, quá ngọt, thực phẩm có tính acid…
– Ngồi và làm việc đúng tư thế như sau: ngồi thẳng với cột sống tựa vào lưng ghế, hai vai thả lỏng, hai cánh tay sát thân mình, cổ tay thẳng và hai bàn chân đặt trên sàn nhà. Thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại.
– Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay.
Bình luận của bạn