Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và hội chứng ống cổ tay

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau nhức khớp thường xuyên

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có nguy hiểm?

Viêm khớp dạng thấp có gặp ở thanh niên không?

5 loại nước ép giúp giảm đau do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có nên dùng TPBVSK Hoàng Thấp Linh?

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh nằm ở giữa lòng bàn tay bị chèn ép. Dây thần kinh này cùng với 9 đường gân liên kết các ngón tay sẽ nằm trong đường hầm ống cổ tay. Đường hầm ống cổ tay được hình thành bởi các xương nhỏ ở cổ tay và dây chằng. Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong đường hầm ống cổ tay sẽ gây ra đau, tê bì ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón đeo nhẫn. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay nhưng hiếm khi qua khuỷu lên đến vai. Sưng tay không phải là triệu chứng phổ biến của hội chứng ống cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh ở bàn tay bị chèn ép

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm vào các khớp khỏe mạnh trên khắp cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến các khớp ở tay và ngón tay. Triệu chứng thường gặp của viêm khớp dạng thấp là đau khớp, cứng khớp, sưng khớp, khớp bị nóng đỏ. Không giống như hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến tất cả các ngón tay và nó thường không gây tê hay ngứa tay.

Sự khác biệt giữa hội chứng ống cổ tay và viêm khớp dạng thấp?

Hội chứng ống cổ tay xuất hiện khi bạn làm việc liên quan đến gấp duỗi cổ tay hoặc nâng cánh tay thường xuyên như đánh máy tính, cầm điện thoại, nắm vô-lăng xe,... Hiếm khi hội chứng ống cổ tay phát triển do chấn thương trực tiếp ở cổ tay, các triệu chứng của tình trạng này thường diễn tiến theo thời gian và ở một tay. Ban đầu, người mắc có thể cảm thấy ngứa ran ở một trong những ngón tay bị ảnh hưởng, đặc biệt vào ban đêm. Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Khi tình trạng xấu đi, các triệu chứng ngứa và tê tay sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Viêm khớp dạng thấp khiến bàn tay bị biến dạng

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường ngược lại. Nó có thể ảnh hưởng đến cả 2 tay cùng một lúc. Cứng khớp phát triển ở ngón tay và người bệnh thường bị đau vào buổi sáng. Mức độ nghiêm trọng sẽ thay đổi dựa trên mức độ viêm ở khớp và khác nhau ở mỗi người. Ngoài sưng, đau khớp, người bệnh còn có thể bị mệt mỏi, chán ăn, đau nhức. 

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Hội chứng ống cổ tay thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và kiểm tra thể chất. Tình trạng viêm đau của hội chứng ống cổ tay có thể tăng lên khi cổ tay bị uốn cong. Để kiểm tra hội chứng ống cổ tay, bác sỹ sẽ đề nghị bệnh nhân đặt cổ tay ở tư thế uốn cong hoàn hoàn toàn để theo dõi cảm giác đau, tê hoặc ngứa ran ở ngón tay. Bác sỹ cũng có thể gõ nhẹ vào dây thần kinh giữa ở cổ tay để xem các triệu chứng xảy ra.

Người bệnh cũng có thể được đo dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ. Đo dẫn truyền thần kinh giúp đo vận tốc xung dọc dây thần kinh và kiểm tra phản ứng của cơ với tín hiệu dẫn truyền. Nếu dây thần kinh bị tổn thương thì những tín hiệu này sẽ chậm hơn và phản ứng cơ yếu hơn.

Khác với hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp không được chẩn đoán chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Người bệnh sẽ được xét nghiệm máu để đo mức kháng thể trong máu. Mức độ bất thường của kháng thể peptide citryclic citrullin thường xuất hiện cùng với viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra những vết sưng cứng (nốt thấp khớp) ở khuỷu tay, ngón tay. Phương pháp chụp X-quang cũng được bác sỹ sử dụng để xác định mức độ tổn thương khớp khi bị viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị sưng đau khớp

Điều trị hội chứng ống cổ tay và viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Khi mắc gội chứng ống cổ tay người bệnh thường được vật lý trị liệu, nghỉ ngơi hoặc tránh các hoạt động làm cho triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Khi các biện pháp khác không có tác dụng, bạn cần phải phẫu thuật.

Viêm khớp dạng thấp được điều trị y tế bằng các thuốc chống viêm như: Naproxen (Aleve) và ibuprofen (Advil). Các loại thuốc steroid như prednison đôi khi được kê toa để điều trị các triệu chứng của tình trạng này. Nếu bệnh nặng lên, người mắc có thể phải sử dụng thuốc methotrexate để làm chậm quá trình tiến triển.

Hiện nay, để phòng ngừa, giảm cơn đau do các bệnh viêm xương khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng, nhiều người đang tin tưởng sử dụng các sản phẩm có chứa các loại thảo dược như hy thiêm - thảo dược có đặc tính giảm đau, chống viêm tại chỗ rất mạnh. Ngoài ra, hy thiêm còn có tác dụng bảo vệ màng bao dịch khớp, tránh cứng khớp, giảm sưng phù chân, giảm đau các khớp ngoại biên rất rõ rệt. Theo Đông y, cây hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ẩm. Thường người ta sẽ phơi khô thân và lá cây để sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột để bào chế kết hợp với các vị thuốc khác. Vị thuốc từ cây này có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Những người bị tê chân tay, mỏi lưng gối nên dùng thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chứng minh, trong thành phần thân và lá cây có hàm lượng lớn chất darutin thuộc dẫn chất của acid salicylic. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm, điều hòa miễn dịch rất tốt. Vì vậy, nhiều loại thuốc kháng viêm có sử dụng thành phần bào chế từ loại cây này.

Khi hy thiêm được phối hợp với các thảo dược khác như: Cao sói rừng, bạch thược, nhũ hương,… sẽ càng tăng tác dụng giảm triệu chứng sưng đau, tăng cường vận động khớp, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn các vấn đề về viêm xương khớp tái phát như: Viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay,… phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Bên cạnh đó, còn có sự kết hợp của các thành phần như: Pregnenolone - một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên và L-carnitine có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, giúp xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể; sự có mặt của methylsulfonylmethane làm tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm trong các bệnh lý về xương khớp; Boron có tác dụng gia tăng hấp thu canxi hiệu quả vào các sụn và xương,... tạo nên một công thức hoàn hảo được coi là giải pháp an toàn giúp chống viêm, bớt đau, giảm tái phát các cơn đau, hạn chế biến chứng, ngăn chặn bệnh tái phát mà lại rất an toàn với cơ thể, mọi người không phải lo lắng về tác dụng phụ giống như khi dùng các loại thuốc Tây y.

Thanh Tú H+ (Theo Livestrong)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh – Hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay

TPBVSK Hoàng Thấp Linh có sự phối hợp giữa thành phần chính là hy thiêm và các thảo dược như nhũ hương, sói rừng, bạch thược; các acid amin khác như L-carnitine furmarate, muối magie, tiền hormone pregnenolone. 

Đối tượng sử dụng:

- Dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp 

- Không nên dùng cho phụ nữ có thai

- Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng cho trẻ dưới 18 tuổi

Cảnh báo: Không dùng cho bất kỳ người nào mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

XNQC: 01399/2019/ATTP-XNQC
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất /nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp