Thân nhiệt trẻ sơ sinh, những điều cha mẹ cần biết

Sau giây phút rời khỏi cơ thể mẹ ấm cúng, nhiệt độ luôn ổn định để cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh tiếp xúc ngay với môi trường xung quanh có nhiều yếu tố bất lợi, nhiệt độ thay đổi từng giờ, từng phút, cơ thể còn non nớt của trẻ rất dễ bị cảm lạnh (ngay cả mùa hè), cũng dễ tăng thân nhiệt vào những ngày sau đó nếu không được chăm sóc chu đáo, ngoài việc theo dõi các phản ứng của trẻ với nhiệt độ trong phòng, cha mẹ cần trang bị một số hiểu biết về thân nhiệt của trẻ để có biện pháp đề phòng và xử trí thích hợp.

Trẻ sinh non tháng cần được mẹ ủ ấm đúng cách sau khi sinh để phòng hạ thân nhiệt.

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Thai nhi nằm trong tử cung người mẹ thường có thân nhiệt cao hơn từ 0,5- 10C so với thân nhiệt người mẹ, vì thế ngay sau khi ra đời trẻ có nguy cơ bị hạ thân nhiệt rất nhanh. Hiện tượng hạ thân nhiệt thường xảy ra vào những đêm giá lạnh, nhưng cũng có khi xảy ra cả ban ngày và cả trong những ngày hè. Hạ thân nhiệt làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh lên rất cao, vì vậy, việc phòng chống hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết.

Nguyên nhân thường gặp:

Sơ sinh non tháng và thấp cân làm giảm lớp cách nhiệt và thiếu lớp mỡ dưới da nên nhiệt độ ngoài da tăng gây sự chênh nhiệt độ nhiều làm tăng sự mất nhiệt.

Diện tích da so với cân nặng cơ thể ở trẻ sơ sinh lớn (lớn hơn 2-3 lần so với người lớn), làm tăng mất nhiệt hậu quả là làm trẻ dễ bị hạ thân nhiệt.

Trong những ngày đầu sau đẻ, đáp ứng chuyển hóa của trẻ đối với hiện tượng nhiễm lạnh rất hạn chế, càng làm tăng nguy cơ bị hạ thân nhiệt kéo theo mất năng lượng và sút cân ở trẻ.

Nếu trẻ bị mắc các bệnh phổi gây thiếu dưỡng khí, đáp ứng chuyển hóa với lạnh không có, gây ra một vòng xoắn bệnh lý càng làm cho trẻ thiếu dưỡng khí và hạ thân nhiệt.

Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, không tăng được chuyển hóa trong cơ thể, giảm sinh nhiệt, không chống được lạnh sẽ giảm trương lực cơ, giảm phản xạ bú làm trẻ bị đói tạo thành vòng xoắn thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng gây hạ thân nhiệt trầm trọng khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng.

Tăng thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân: Do trung tâm điều hòa nhiệt của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên trẻ cũng dễ bị tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt trẻ trên 380C, da trẻ sẽ nóng và đỏ, trẻ vã mồ hôi, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, gây suy hô hấp và mất nước, thường gặp trong các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn, mất nước hoặc do ủ ấm trẻ quá hoặc phòng ở của trẻ nóng quá. Trẻ sơ sinh có thể bị tăng thân nhiệt trong những ngày đầu sút cân sinh lý, lúc đó toàn trạng trẻ bình thường và trẻ chỉ sốt trong thời gian ngắn.

Cách xử trí: Việc cần làm ngay là phải hạ thân nhiệt cho trẻ bằng mọi cách, hạ bớt nhiệt độ trong phòng, cởi bỏ bớt quần áo, cho trẻ bú mẹ, cần khẩn trương cho trẻ đi khám tìm nguyên nhân gây sốt mà điều trị kịp thời, chú ý trong lúc cho trẻ đi khám tránh gió lùa.

Lời khuyên về chăm sóc trẻ sơ sinh:

Không bao giờ để trẻ bị ướt dù chỉ là ướt đít, luôn lau khô và quấn tã lót cho trẻ, nếu không nhiệt lượng mất đi do bay hơi sẽ tăng gấp 10 lần nhiệt lượng được sản sinh ra. Mặc quần áo, quấn tã cho trẻ đúng cách là rất quan trọng vì nếu nhiệt độ trong phòng bình thường người lớn thấy dễ chịu thì đã là lạnh tương đương với nhiệt độ mùa đông đối với trẻ sơ sinh. Nhiệt độ trong phòng bé nằm tối thiểu là 30-320C trong tuần lễ đầu và 28-290C trong các tuần lễ kế tiếp. Cho bé nằm chung với mẹ sau đẻ càng sớm càng tốt, nhiệt độ ngoài da của mẹ cao hơn sẽ truyền hơi ấm cho con. Mọi việc chăm sóc trẻ như tắm rửa, thay tã... cần diễn ra trong phòng kín gió, ấm và phải được thực hiện nhanh chóng. Khi cần di chuyển bé, phải sử dụng các phương tiện ủ ấm hoặc ủ vào lồng ngực mẹ theo phương pháp chuột túi.

Dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt giúp trẻ đáp ứng chuyển hóa sản sinh năng lượng làm ổn định dần thân nhiệt và tránh sút cân.

doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ