Thiểu ối và đa ối đều đe dọa thai nhi, mẹ cần lưu ý để cứu con!

Thiểu ối và đa ối đều gây nguy hiểm cho thai nhi

Thai nhi to hơn so với tuổi thai: Cả mẹ và bé đều gặp nguy!

"Thai nhi nhỏ cân hơn tuổi thai" phải làm sao?

Mang thai nên ăn gì để con tăng cân chuẩn mà mẹ vẫn "mi nhon"?

Sự phát triển kỳ diệu của 1 em bé từ khi hình thành đến lúc chào đời

Nước ối là gì?

Nước ối là chất dịch trong và vàng nhạt, bao quanh thai nhi. Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Nước ối có vai trò đặc biệt quan trọng với thai nhi: Giúp bé cử động tự do trong tử cung mẹ; Giúp bảo vệ bé tránh những chấn động bên ngoài bụng mẹ; Giúp giữ nhiệt độ xung quanh bé ổn định, tránh bị ảnh hưởng khi nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao; Giúp phổi của thai nhi phát triển thích hợp; Giúp trao đổi nước, điện giải giữa mẹ và thai nhi.

Nước ối tăng dần về thể tích trong suốt thai kỳ. Lượng nước ối thay đổi tùy thuộc vào sự bài tiết của màng ối, sự thẩm thấu của thành mạch và nước tiểu của thai nhi. 

Chỉ số nước ối được ký hiệu là AFI (amniotic fluid index) có thể được xác định qua siêu âm. Bác sỹ sẽ chia tử cung thành 4 phần bằng nhau, đo độ sâu lớn nhất của mỗi khoang ối. Chỉ số AFI là tổng 4 số đo trên. Để kiểm tra lượng nước ối, cần đánh giá ít nhất 2 lần, từ 2 - 6 tiếng để xác định tình trạng đa ối hay thiểu ối. 

Bảng chỉ số nước ối:

Mức độ AFI (cm) Lưu ý
Bình thường 6 – 18 Thai phụ có thể yên tâm với chỉ số này
Dư ối 12 – 25 Thai phụ có thể yên tâm vì dư ối nằm trong chỉ số này
là bình thường
Đa ối (bệnh lý) > 25 Cảnh báo đa ối gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi
Thiểu ối =< 5 Cảnh báo thiểu ối gây nguy hiểm cho cả mẹ và con
Vô ối < 3 Vô ối có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non

Đa ối (dư nước ối) nguy hiểm với bà bầu và thai nhi thế nào?

Đa ối là khi chỉ số ối lớn hơn 25cm, hay khi lớn hơn vị bách phân thứ 95 hay 97 theo tuổi thai nhi.

Những biến chứng thường gặp nhất cho mẹ bầu bị đa ối là nhau bong non, rối loạn cơn gò tử cung hay băng huyết sau sinh, biến chứng sa dây rốn, ngôi bất thường, đờ tử cung sau đẻ hay can thiệp phẫu thuật.

Đa ối mức độ nhẹ đến trung bình hiếm khi phải can thiệp. Nhưng nếu mẹ bầu thấy khó thở, đau bụng hay đi lại khó khăn, cần phải nhập viện ngay. Hút bớt nước ối giúp cải thiện triệu chứng khó thở, đồng thời lấy dịch ối xét nghiệm di truyền hay xác định sự trưởng thành phổi của thai nhi.

Mẹ nên siêu âm định kỳ để sớm phát hiện tình trạng thiểu ối hay đa ối

Thiểu ối (thiếu nước ối) gây hại gì cho thai nhi và phụ nữ mang thai?

Ngược lại với đa ối, thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn bình thường, chỉ số AFI nhỏ hơn 5cm và màng ối còn nguyên vẹn. Thiểu ối thường gặp ở những thai chậm phát triển trong tử cung hay thai quá ngày dự sinh. 

Thiểu ối hầu như không gây biến chứng gì cho mẹ, ngoài việc làm tăng nguy cơ sinh mổ. Nhưng với thai nhi, thiểu ối lại rất nguy hiểm. Thiểu ối sớm có liên quan đến những bất thường của thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật, suy thai, thiểu sản phổi ở thai nhi. Vấn đề điều trị thay đổi tùy thuộc vào tình trạng thai nhi. Nếu thai non tháng, có thể bác sỹ sẽ yêu cầu hỗ trợ thưởng thành phổi cho thai nhi. 

Để sớm phát hiện tình trạng thiểu ối hay đa ối, phụ nữ mang thai nên đi khám thai định kỳ, làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần thiết. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nhớ bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Anh Nguyễn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ