- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Không phải cứ ăn nhiều là thai nhi tăng cân!
7 nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh non bà bầu cần lưu ý!
Bà bầu có được ăn lạc không?
Lợi ích sức khỏe và những điều cần lưu ý khi bà bầu uống trà xanh
Mẹ say sưa khiến con nghiện rượu ngay từ trong trứng nước
Tăng cân khi mang thai thế nào là chuẩn?
Tăng bao nhiêu cân khi mang thai phụ thuộc vào số lượng thai (mang thai đơn hay đa thai), cân nặng và chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) của mẹ trước khi bầu bí.
Đo chỉ số BMI tại đây.
Dựa vào chỉ số BMI, mẹ có thể tự tính được số cân nặng cần tăng khi mang thai như sau:
- Tăng 5 – 9kg nếu chỉ số BMI từ 30 trở lên
- Tăng 7 – 11kg nếu chỉ số BMI từ 25 – 29,9
- Tăng 11 – 16kg nếu chỉ số BMI từ 18,5 – 24,9
- Tăng 12 – 18kg nếu chỉ số BMI dưới 18,5.
Mẹ bầu ăn gì để "vào con không vào mẹ"?
Mỗi bữa ăn 1 bát cơm
Nhiều người quan niệm có thai thì cần ăn cho hai người (nếu bạn mang thai đơn), ăn cho ba người (nếu mang song thai). Quan niệm ăn cho em bé phát triển, nên nhiều người ăn 2, 3 bát cơm, thậm chí ăn đến khi nào no mới thôi. Thực tế, ăn nhiều tinh bột – không chỉ cơm mà cả bánh mì trắng, bún, phở… sẽ khiến mẹ tăng nhiều cân, mà con lại không tăng, thậm chí còn bị còi.
Hạn chế ăn ngọt
Giữa bữa hay bị đói, mẹ bầu đừng ăn nhiều bánh kẹo ngọt kẻo dễ bị “phì nhiêu”, con lại không được hưởng lợi nhiều. Mẹ nên thay bánh kẹo bằng hoa quả tươi, các loại hạt, rong biển khô, trái cây sấy khô, salad… vừa giúp mẹ đánh bay cơn đói, vừa tốt cho sự phát triển của em bé.
Ăn trứng vịt lộn 2 quả/tuần
Trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng. Một quả có thể cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6gr protein, 12,4gr lipid, 82mg calci, 212mg phospho, 600mg cholesterol... Trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin A, B, C, hàm lượng sắt thậm chí còn cao hơn trứng gà. Mẹ bầu ăn trứng vịt lộn, thai nhi sẽ tăng cân rất nhanh.
Tuy nhiên, mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn khoảng 2 quả trứng vịt lộn thôi và nên ăn vào buổi sáng, vì độ đạm trong trứng cao, ăn vào buổi chiều hay tối dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Mẹ bầu chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần
Lưu ý là, nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp hay bị bệnh tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn. Thay vào đó, nên chuyển sang trứng gà ta.
Ăn cá, thịt bò, thịt nạc lợn, gà
Từ tháng thứ 6 của thai kỳ, em bé bắt đầu có da có thịt hơn nên bé sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Để bé tăng cân tốt, mẹ nên ăn mỗi ngày khoảng 200gr thịt bò hoặc thịt nạc lợn, gà hay cá.
Nếu mẹ ăn chay, có thể chuyển sang đạm thực vật như các loại đậu, hạt quinoa, vừng…
Uống 2 – 3 quả dừa/tuần
Uống nước dừa khi mang thai giúp mẹ bầu bổ sung thêm nước ối, bổ sung chất điện phân giúp giữ cho cơ thể đủ calci, kali, natri, phospho… giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh pH. Nước dừa cũng chứa hàm lượng đường thấp, không khiến mẹ bị tăng nhiều cân. Đặc biệt, nước dừa không chứa hóa chất độc hại, là loại nước an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Uống sữa tươi không đường, không béo
Nếu mẹ sợ tăng nhiều cân trong thai kỳ, có thể thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường và tách béo. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn thêm sữa chua vừa bổ sung thêm dưỡng chất vừa chứa men tiêu hóa giúp mẹ dễ tiêu hơn.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
Mẹ nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là các loại rau lá xanh đậm, cam, bưởi, táo, chuối, dâu tây, kiwi... vừa cung cấp vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi, vừa giúp mẹ no lâu và không bị khổ sở vì táo bón.
phụ nữ mang thai nên ăn nhiều hoa quả
Đừng quên thực phẩm chức năng
Dù tăng nhiều cân hay ít cân, mẹ bầu cũng nhớ bổ sung thêm thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mang thai để tăng cường dưỡng chất giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ hay chuyên gia về loại thực phẩm chức năng mình muốn dùng và định dùng.
Bình luận của bạn