Thiếu xương và loãng xương khác nhau ở chỗ nào?
Trẻ loãng xương, hỏng thận khi tiêu thụ protein quá đà
Vitamin D: “Đồng minh" của phụ nữ mãn kinh
Hít phải khói thuốc lá cũng gây loãng xương
Dùng thuốc chống loãng xương thế nào cho an toàn?
TS. Sanjay Gupta - Trung tâm Y tế, trường Đại học Y Michigan (Hoa Kỳ) trả lời:
Chào bạn!
Thiếu xương và loãng xương là tình trạng liên quan tới mật độ khoáng trong xương. Thiếu xương là tiền thân của bệnh loãng xương, cả hai đều làm gia tăng nguy cơ gãy xương sau này.
Bình thường, xương phát triển liên tục, các mô xương cũ sẽ bị loại bỏ, sau đó được thay thế bằng các mô mới. Tuy nhiên, quá trình tuần hoàn này sẽ chậm lại khi chúng ta già đi, kéo theo sự giảm sút không phanh khối lượng xương của cơ thể.
Phụ nữ là nhóm đối tượng sẽ mất một lượng lớn khoáng trong xương sau mãn kinh, do nồng độ hormone estrogen giúp bảo vệ xương giảm mạnh. Các yếu tố nguy cơ khác làm suy yếu xương bao gồm: Sự thiếu hụt nồng độ calci, vitamin D, hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng một số loại thuốc như corticoid.
Thực tế cho thấy, những người bị thiếu xương, loãng xương thường không có triệu chứng cụ thể cho đến khi tình trạng mất khoáng trong xương trở nên nghiêm trọng. Do đó, tôi luôn khuyến cáo rằng, phụ nữ và nam giới lớn tuổi nên đi khám mật độ khoáng trong xương bằng thử nghiệm BMD thường xuyên.
Đây là phương pháp sử dụng một lượng nhỏ phóng xạ để đo hàm lượng khoáng chất trong xương. Kết quả được chẩn đoán thông qua chỉ số T. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người được coi là có mật độ xương bình thường nếu chỉ số T lớn hơn -1, trong khoảng -1 tới -2,5 là thiếu xương và bằng -2,5 hoặc thấp hơn là loãng xương.
Hiện nay, việc điều trị loãng xương sẽ bao gồm các thuốc giúp tăng sự hình thành xương và làm chậm quá trình mất khoáng trong xương. Trong trường hợp mới được chẩn đoán thiếu xương, bạn có thể không cần phải điều trị bằng thuốc. Thế nhưng, cần tập các bài tập hỗ trợ sức khỏe cho xương, bổ sung đầy đủ calci và vitamin D qua đường thực phẩm hoặc dùng thực phẩm chức năng. Lưu ý, nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng một phương pháp cụ thể.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hiện ông là Trưởng Ban Chuyên mục Sức khỏe của Tạp chí Time, Hoa Kỳ.
Bình luận của bạn