Đái tháo đường type 2 cần tránh những loại thực phẩm nào?

Đồ chiên trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

9 siêu thực phẩm cho người đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Người bệnh đái tháo đường có ăn được su su?

Đái tháo đường type 2: Bạn cần biết gì về việc tiêm insulin?

Bệnh tiểu đường type 2 là tình trạng cơ thể kháng insulin mặc dù insulin vẫn được tiết ra bình thường. Insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào, giúp các tế bào sản sinh ra năng lượng. Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, đường không được đưa đầy đủ vào tế bào, lập tức tế bào của bạn sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bị đái tháo đường type 2 không nên ăn thực phẩm nào là điều người bệnh nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân. Dưới đây là 7 thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế trong chế độ ăn hằng ngày:

Đồ uống có đường

Đồ uống có đường "kẻ thù" của người bệnh đái tháo đường

Một lon soda, coca-cola… là lựa chọn tồi tệ đối với người đái tháo đường type 2. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 1 lon soda 360ml tương đương với hơn 9 muỗng cà phê đường và nó không chỉ làm cho lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn mà còn có thể gây ảnh hưởng tới tim, thận, đường tiêu hóa và hệ thống miễn dịch của người bệnh.

Đồ chiên rán

Thực phẩm chiên tẩm thêm bột, bổ sung thêm nhiều carbs, loại chất béo không lành mạnh. Khi hấp thụ quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống người bệnh có thể tăng cân không kiểm soát. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết tăng cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và nguy cơ sẽ tăng cao hơn đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Thay vì ăn các món chiên bạn có thể luộc hoặc nướng những thực phẩm đó ăn thay thế.

Các loại cà phê thêm đường

Người đái tháo đường nên tranh xa ly cà phê tăng vị có phủ kem tươi

Nhiều loại cà phê dù đã chứa rất ít đường nhưng vẫn có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu. Để kiểm soát lượng đường và tránh tăng cân, bạn hãy chọn loại cà phê nguyên chất sau đó thêm một ít chiết xuất vani hoặc một chút quế.

Nước trái cây

Mặc dù nước ép trái cây thường được coi là đồ uống lành mạnh tốt cho sức khỏe, nhưng ảnh hưởng của nó đối với lượng đường trong máu có thể tương tự như các loại đồ uống có đường khác.

Chỉ số dinh dưỡng trên nước các loại trái cây rất khác nhau, vì vậy hãy luôn kiểm tra trên nhãn chai nước của bạn hoặc yêu cầu thông tin từ nơi đặt hàng để nắm rõ lượng đường. Đặc biệt, bạn có thể thay thế bằng nước lọc cho thêm vài lát chanh sẽ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho người bệnh đái tháo đường type 2.

Sữa chua có đường

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên thay sữa chua không đường sẽ tốt cho sức khỏe

Sữa chua đang là món ăn vặt yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, sữa chua có đường lại trở thành “kẻ thù” đối với người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Vì vậy, thay vì lựa chọn loại sữa chua có hàm lượng đường cao, người mắc bệnh hãy chọn sữa chua nguyên chất, sữa chua không đường. Chúng có lợi ích kiểm soát được cân nặng và rất tốt cho đường ruột.

Các loại ngũ cốc ngọt ăn sáng

Ăn ngũ cốc là một trong những cách tệ hại nhất để bắt đầu ngày mới với người bệnh đái tháo đường. Do hầu hết các loại ngũ cốc đều đã qua chế biến kỹ và chứa lượng đường cao. Bạn có thể thay bột yến mạch cho buổi sáng, hãy chọn bột yến mạch nguyên chất thêm chút trái cây và ít quế bạn sẽ có bữa sáng lành mạnh.

Lê Tuyết H+ (Theo everydayhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết