- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Insulin đường tiêm được dùng cho bệnh nhân đái tháo đường không thể kiểm soát được đường huyết
Uống thuốc đái tháo đường nay đã ổn định đường huyết, có nên ngừng thuốc?
Điều trị đái tháo đường type 2 thất bại khi nào?
Người bệnh đái tháo đường: Căng thẳng, trầm cảm là đột quỵ ngay!
“Tiền đái tháo đường” có phải đái tháo đường không?
Người bệnh đái tháo đường type 2 cần duy trì và kiểm soát lượng glucose trong máu để ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, nếu không thể kiểm soát được đường huyết, người bệnh cần bổ sung insulin để ngăn ngừa tổn thương các dây thần kinh, thận, mắt và tim mạch (thường xảy ra trong khoảng 20 năm kể từ khi bệnh nhân phát bệnh đái tháo đường).
Béo phì là một trong những yếu tố liên quan mạnh mẽ với bệnh đái tháo đường type 2
Người bệnh đái tháo đường type 2 được chỉ định insulin cho trong trường hợp nào?
Cho tới nay, vẫn có nhiều người hiểu lầm rằng chỉ bệnh đái tháo đường type 1 mới cần uống hoặc tiêm insulin. Tuy nhiên trên thực tế, những bệnh nhân có mức đường huyết quá cao đều phải sử dụng insulin. Dưới đây là những trường hợp bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được chỉ định insulin càng sớm càng tốt:
- Nhiễm ceton acid hoặc tăng đường huyết nặng (đường máu trên 500);
- Nhiễm trùng nghiêm trọng (ví dụ, viêm phổi);
- Nhiều bệnh khác cùng một lúc (ví dụ, đau tim);
- Trong và sau cuộc đại phẫu thuật;
- Mang thai;
- Thất bại trong việc kiểm soát đường huyết dù đã kết hợp hai hoặc ba loại thuốc uống;
- Chỉ số đường huyết A1c trên 10%;
- Chỉ số đường huyết A1c trên 7,5% cộng với chỉ số glucose khi đói lớn hơn 250.
Ngoài ra, trong những trường hợp khác, bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng có thể được chỉ định insulin dưới sự giám sát của bác sỹ:
- Những bệnh nhân bị tăng giảm cân thất thường mà không hề ăn kiêng;
- Những bệnh nhân có triệu chứng mặc dù chỉ số glucose khi đói mới đạt 200;
- Bất kỳ bệnh nhân nào nhập viện;
- Bệnh nhân đang dùng steroid (như prednisone) cho các rối loạn khác;
- Khởi phát bệnh đái tháo đường trước năm ba mươi tuổi;
- Gặp biến chứng thần kinh đái tháo đường.
Bình luận của bạn