Dùng thảo dược để "vĩnh biệt" viêm xoang

Viêm xoang hay viêm mũi dị ứng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường nhật

Hoa ngũ sắc – Vị thuốc hay chữa viêm xoang

Bí quyết phòng viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Tỷ lệ viêm mũi dị ứng ngày càng tăng cao

Cách tránh viêm mũi dị ứng mùa lạnh

Sau đây là một số thảo dược dân gian rất tốt cho điều trị viên xoang thường người dân "mách" nhau sử dụng:

Ảnh: Hoa ngũ sắc

 1. Hoa cứt lợn - hoa ngũ sắc:

Một trong các thuốc thường được thầy thuốc Đông y sử dụng trong điều trị viêm xoang là hoa cứt lợn (còn gọi là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cỏ hôi). Hoa cứt lợn sống và phát triển rất dễ ở mọi loại đất, nên có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô nhưng thường dùng tươi hơn. Trong toàn cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác. Dùng cây cứt lợn trên súc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 15 - 20% dân số tùy theo điều kiện sống, sinh hoạt cũng như môi trường xung quanh... kết hợp với yếu tố nhạy cảm của từng cá thể. Bệnh hay xuất hiện, nhất là khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh và thường có xu hướng tái phát.

2. Lá bạc hà:

Bạc hà là cây của vùng Âu, Á ôn đới. Ở nước ta có những cây mọc hoang ở vùng núi cao và những chủng nhập trồng ở nhiều nơi. Cây có chứa tinh dầu 0,5-1,5%, trong đó có L-menthol 65-85%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid. Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa và đặc biệt có tác dụng tiêu viêm; rất hiệu quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Việc sử dụng lá bạc hà để xông giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng.

Ảnh: Lá bạc hà

3. Nghệ:

Viêm mũi dị ứng, viêm xoang là biểu hiện của hiện tượng niêm mạc xoang trong bộ máy hô hấp bị viêm hay tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố độc hại trong môi trường (hay còn gọi là những dị nguyên). Thành phần curcumine trong tinh dầu nghệ tươi sẽ giúp hồi phục vùng niêm mạc bị thương, đồng thời, tăng khả năng chống đỡ với những yếu tố dị nguyên gây bệnh hay chính là làm cho cơ thể mất đi phản ứng quá nhạy cảm khi tiếp xúc với những dị nguyên.

Ảnh: Nghệ và bột nghệ

4. Cây xương cá hay còn gọi là cây giao:

Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không có lá và gai. Cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Cây có hình thức bề ngoài giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng làm cảnh đơn thuần nhưng không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này là cây cảnh không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy nếu thấy cây có nhiều mủ trắng đục như sữa thì chính là loại cây thuốc và mủ này chính là vị thuốc trị bệnh xoang. Cây có công dụng chữa viêm xoang mũi bằng cách đun lên để xông.

Lưu ý: Mủ của cây thuốc có hại cho mắt. Vì thế, khi thao tác (bẻ, cắt, ...) nhất thiết phải cẩn thận, tránh để mủ dính vào mắt bởi vì mủ có thể gây tổn thương, mù mắt.

Ảnh: Cây giao

Linh Nguyễn H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất