Người tiêu dùng, bao gồm cả người Hồi giáo và không Hồi giáo, đều hướng đến sản phẩm đạt chứng nhận Halal, cho rằng đó
Cùng tìm hiểu các nhãn hiệu Halal
Những bí ẩn về Taj Mahal - điểm đến nhiều người mơ ước
Để được chứng nhận Halal, doanh nghiệp cần đạt những tiêu chuẩn gì?
Áp dụng tiêu chuẩn Halal tại Việt Nam như thế nào?
Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu đã khiến cho người tiêu dùng thay đổi nhận thức về sức khỏe, dinh dưỡng, chăm sóc cá nhân và giá trị của thực phẩm bổ sung đối với sức khỏe. Các yêu cầu về nhãn mác sản phẩm cũng thay đổi rõ rệt. Và việc xuất hiện của nhãn chứng nhận Halal trên mỗi sản phẩm không chỉ là yếu tố kết nối với người tiêu dùng Hồi giáo trên toàn thế giới mà còn là yếu tố đảm bảo về chất lượng của sản phẩm, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng không theo đạo Hồi.
Thị trường Hồi giáo – thị trường tiềm năng
Halal trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc "cho phép" theo luật Sharia. Khái niệm này được mở rộng cho tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của người Hồi giáo, bao gồm cả các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, và Nutraceuticals (Dược thực phẩm). Ngược lại với Halal là haram, có nghĩa là "trái pháp luật" hay "bị cấm". Các sản phẩm thịt lợn, rượu và bất kỳ chất phụ gia có chứa cồn và các sản phẩm phụ động vật nhất định đều coi là cấm kỵ.
Theo báo cáo của Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng Hồi giáo Mỹ (IFANCA), doanh số bán sản phẩm Halal tại Mỹ năm 2015 đạt xấp xỉ 20 tỷ USD. Doanh số này bao gồm các loại thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm thông thường và cả thực phẩm chức năng. Các nhãn chứng nhận Halal cũng được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn.Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường tiêu dùng Halal là một thị trường “béo bở” với sự vận động và phát triển nhanh chóng. Người Hồi giáo chiếm 1,6 tỷ dân số thế giới. Theo Diễn đàn Tôn giáo và Đời sống cộng đồng thuộc Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center - www.pewresearch.org), cộng đồng không theo đạo Hồi cũng có những quan tâm đến các sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Trung tâm dự đoán tốc độ tăng trưởng của thị trường này sẽ đạt khoảng 2,2 tỷ USD vào năm 2030, chiếm khoảng 26% dân số toàn cầu. Bên cạnh Trung Đông, 40% dân số Đông Nam Á theo đạo Hồi, có khoảng 240 triệu người tiêu dùng sản phẩm Halal. Tại Mỹ, khoảng 0,9% dân số, tương đương 2,77 triệu người theo đạo Hồi.
Dân số Hồi giáo đang phát triển đã thúc đẩy sự phát triển của các nhà sản xuất thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cá nhân và thực phẩm bổ sung đạt chứng nhận Halal. Để đạt được điều này cũng là nhờ sự thay đổi nhận thức ở nhóm người trẻ tuổi. Gần 60% dân số Hồi giáo ở độ tuổi dưới 30 và họ được đào tạo về lợi ích của thực phẩm bổ sung và thực phẩm chức năng. Do sự thay đổi nhận thức của lượng người tiêu dùng trẻ dưới 30 này, nhu cầu đối với các sản phẩm tuân thủ Halal gia tăng mỗi năm và các nhà sản xuất đạt chứng nhận Halal và các nhà phân phối đã không ngừng mở rộng các nhóm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Các nhóm sản phẩm Dược thực phẩm (Nutraceuticals) đạt chứng nhận Halal chiếm khoảng 6% thị trường sản phẩm Halal toàn cầu, có giá trị hơn 2,3 nghìn tỷ USD.
Người tiêu dùng hướng đến sản phẩm đạt chứng nhận Halal
Ngành công nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe chủ động đã nhìn thấy sự cần thiết phải đạt chứng nhận Halal. Trong báo cáo "Nhà nước Hồi giáo của nền kinh tế toàn cầu" năm 2013 của Thomson Reuter cho thấy, riêng năm 2012, cộng đồng Hồi giáo toàn cầu chi 70 tỷ USD cho các sản phẩm dược phẩm. Không chỉ vậy, nhu cầu cho các sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng cũng gia tăng tại các thị trường tiêu dùng Halal. Indonesia – quốc gia tiêu dùng sản phẩm Halal lớn nhất thế giới, riêng năm 2013 đã tiêu 197 tỷ USD cho các sản phẩm dược phẩm. Mặc dù vậy, ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân đang trở nên phổ biến hơn ở quốc gia đông dân này. Doanh số của các sản phẩm vitamin, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khác tăng 11% trong 2 năm 2009 - 2010. Con số này được xác định sẽ còn thay đổi lớn trong những năm tiếp theo. Và thực tế đúng như vậy, khoảng 17% trong những năm gần đây. Người tiêu dùng ngày càng thích dùng thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng để chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật hơn là dùng thuốc để chữa bệnh.
Không những vậy, người tiêu dùng – những người quan tâm đến sức khỏe – còn đang có những cái nhìn kỹ càng hơn với những sản phẩm được lựa chọn. Đó có phải là sản phẩm biến đổi gene không? Sản phẩm có phù hợp với người ăn chay? Sản phẩm có chứa gluten… Những sản phẩm được ghi nhãn rõ ràng được lựa chọn nhiều hơn và được đánh đồng với chất lượng cao và giá trị dinh dưỡng tốt nhất. Dù sự đánh đồng này không phải hoàn toàn chính xác, nhưng nó là động lực khiến các nhà sản xuất ngày càng nỗ lực hơn trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo chất đúng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Và chứng nhận Halal đã trở thành một dấu ấn của chất lượng và hiệu quả, ít nhất với hơn một nửa số người lựa chọn các sản phẩm có đóng dấu ấn này.
Với người tiêu dùng, chứng nhận Halal là chứng nhận của những sản phẩm tự nhiên
Hơn thế nữa, đối với đa số người tiêu dùng sản phẩm Halal, họ thường tránh sử dụng các sản phẩm có chứa bất cứ dẫn xuất từ động vật nào. Điều này có nghĩa là những viên nang gelatin có nguồn gốc từ bò, lợn… - dù có thể đạt được thỏa hiệp trong quá trình chứng nhận Halal, thì cũng khó có thể được họ lựa chọn. Có một số quốc gia Hồi giáo như Malaysia, Indonesia… hiện nay đòi hỏi cả các sản phẩm nhập khẩu và trong nước có chứa gelatin chỉ được sản xuất với gelatin đạt chứng nhận Halal.
Một số bên thứ 3 được phép cấp nhận chứng nhận Halal bao gồm IFANCA, Dịch vụ Hồi giáo của Mỹ (ISA) và Nhóm tiêu dùng Hồi giáo (MCG).
Để đáp ứng các tiêu chuẩn này, nhiều nhà sản xuất sử dụng những động vật được giết thịt theo Halal để sản xuất các viên nang galetin. Một lựa chọn thay thế khác – gelatin thực vật, cũng đang dần trở nên phổ biến do nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, gelatin thực vật cũng cần được chứng nhận Halal, và nó được chứng nhận một cách dễ dàng hơn so với gelatin từ động vật, cũng nhờ đó, một nhà sản xuất sẽ dễ dàng được chứng nhận Halal hơn.
Do tầm quan trọng của chứng nhận Halal với lối sống Hồi giáo và sự tăng trưởng của dân số Hồi giáo khắp nơi trên thế giới, các doanh nghiệp có thể tìm thấy nhiều cơ hội để tiếp thị sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Để được chứng nhận Halal, quy trình sản xuất nhóm sản phẩm này cũng phải tuân theo những điều cơ bản của pháp luật chế độ ăn uống Hồi giáo. Điều này thường được thực hiện thông qua bên thứ ba độc lập giám sát quá trình sản xuất, thực hiện kiểm tra thường xuyên các cơ sở, và kiểm tra các nguyên liệu có thể được truy trở lại nguồn gốc, đảm bảo tất cả các khía cạnh phù hợp với các tiêu chuẩn của Halal.
Một số bên thứ 3 được phép cấp nhận chứng nhận Halal bao gồm IFANCA, Dịch vụ Hồi giáo của Mỹ (ISA) và Nhóm tiêu dùng Hồi giáo (MCG). Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp cũng đã áp dụng các tiêu chuẩn Halal trong sản xuất hòng thâm nhập vào thị trường béo bở này.
Halal: Chứng nhận của những sản phẩm tự nhiên
Thực tế, có một câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào sở thích ăn uống đã thay đổi công thức của những sản phẩm trên thị trường Nutraceuticals (Dược thực phẩm) hiện nay và trong tương lai.
Chứng nhận Halal vốn là dành cho các sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, trong mắt công chúng, biểu tượng Halal hay Kosher là đại diện cho một sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn tôn giáo nghiêm ngặt. Nó được đánh giá là dấu xác nhận độc lập về chất lượng, tính toàn vẹn và độ tinh khiết và sự bảo vệ mạnh mẽ đối với người tiêu dùng so với những sản phẩm công nghiệp khác. Các khảo sát về uy tín của nhãn hiệu Halal trong cộng đồng người tiêu dùng không Hồi giáo cho thấy: Người tiêu dùng tin tưởng vào các nhãn chứng nhận Halal và không ngần ngại lựa chọn các sản phẩm có nhãn hiệu này.
Quy trình chứng nhận Halal được thực hiện bởi các chuyên gia khoa học và tôn giáo nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của các sản phẩm Halal, phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất của pháp luật trong chế độ ăn uống Hồi giáo.
Muhammed Chaudry, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng Hồi giáo của Mỹ (IFANCA), chia sẻ: "Người tiêu dùng Halal rất cụ thể về những gì đi vào sản phẩm thực phẩm của họ, cũng như cách thức mà chúng được sản xuất", ông nói. "Nhận thức của người tiêu dùng Halal cao hơn nhiều so với những gì chính phủ yêu cầu". Theo ông Chaudry, biểu tượng Halal trên nhãn, tương tự như biểu tượng Kosher, có ý nghĩa nhiều hơn một sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn tôn giáo. Nó cũng có giá trị như một dấu xác minh độc lập của một quá trình giám sát cẩn thận và chặt chẽ về chất lượng, tính toàn vẹn, sự thuần khiết của một sản phẩm.
Tuy nhiên, có một thực tế là, có rất ít người hiểu được một cách chính xác quy trình chứng nhận Halal.
Quy trình chứng nhận Halal được thực hiện bởi các chuyên gia khoa học và tôn giáo nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của các sản phẩm Halal, phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất của pháp luật trong chế độ ăn uống Hồi giáo. Và quy trình này chỉ được thực hiện bởi các cơ quan được cấp phép cấp chứng nhận Halal, thường là các bên thứ 3.
Tùy thuộc từng cơ quan cấp chứng nhận, họ bắt đầu với một ứng dụng nhằm thu thập thông tin về cơ sở sản xuất và các sản phẩm của cơ sở đó, cũng như các sản phẩm muốn được cấp xác nhận để xác định tính khả thi.
Tiếp đó, một buổi thanh tra cơ sở được tiến hành để có được các thông tin cần thiết, chẳng hạn như danh sách thành phần, nguyên liệu sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, quy trình sản phẩm, nhãn sản phẩm và các tài liệu khác… Quy trình sản xuất, xử lý nguyên liệu, kiểm soát chất lượng, vệ sinh và môi trường cũng được quan sát một cách cẩn thận. Trong một số trường hợp, khi các vấn đề cần kiểm soát này chưa đạt yêu cầu, nhà sản xuất bắt buộc phải thay đổi và một thỏa thuận bao gồm các sửa đổi cần thiết sẽ được đưa ra. Khi tất cả những yêu cầu này được đáp ứng, giấy chứng nhận Halal sẽ được ban hành, thường là cho một năm hoặc cho một số sản xuất, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm. Việc thanh, kiểm tra hàng năm hoặc các đợt thanh tra đột xuất cũng được thực hiện đều đặn, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm có dãn nhãn chứng nhận Halal được đưa ra thị trường.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất
Bình luận của bạn