Nám da là một trong những nỗi ám ảnh hàng đầu về nhan sắc của chị em phụ nữ
Bị nám da nên ăn những thực phẩm nào?
Bỏng mặt vì trị nám bằng laser
Làm sao để phòng tránh và điều trị nám hiệu quả?
Nám da là những vết đốm màu nâu hay vàng thâm xuất hiện trên da mặt, thường tập trung nhiều ở hai bên gò má, sống mũi, trán, cằm. Bản chất của nám da là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì.
Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nám da lại ảnh hưởng đến nhan sắc của chị em phụ nữ, khiến các chị em mất tự tin và phiền muộn.
Nguyên nhân gây nám da do tia UV
Khi da tiếp xúc với tia UV sẽ gây tổng hợp chất hóa hóa plasminogen và hoạt hóa plasmin trên tế bào sừng. Plasmin hoạt hóa tiền chất kích thích tiết phospholipase A2, chất này góp phần trong việc hình thành Acid arachidonic (omega-6) từ màng phospholipids, là tiền chất của prostagladin E2 (PG2) và leukotrien (LK), các chất này có thể dẫn tới việc tạo nám sau đó. Plasmin cũng góp phần vào việc giải phóng yếu tố phát triển nguyên bào sợi cơ bản cái mà có thể lại là yếu tố phát triển tế bào sắc tố.
Tác dụng của acid tranexamic
Năm 1998, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, acid tranexamic có khả năng ức chế việc tia UV gây hoạt hóa plasmin trong tế bào sừng bằng các ngăn việc liên kết của plasminogen với tế bào sừng, kết quả làm giảm acid arachidonic tự do và có khả năng làm giảm bớt sự hình thành PG2 và làm giảm hình thành nám trong các tế bào sắc tố.
Các nghiên cứu trên quy mô phòng thí nghiệm cũng chứng minh rằng, acid tranexamic có khả năng làm giảm việc sản sinh và hoạt động của tyrosinase và ức chế sự hình thành trong tế bào sắc tố được chiếu xạ với tia UVB.
Hiệu quả chống nám của acid tranexamic cũng đã được chứng minh trên nhiều thí nghiệm lâm sàng. Nội bật trong đó là nghiên cứu của hai nhà khoa học Zhu Hongjin và Yang Xihui được công bố năm 2011. Họ điều trị 128 bệnh nhân nám da với liều lượng 250mg tranexamic acid; 0,2g vitamin C và 0,02g vitamin E uống 3 lần/ngày so sánh với 30 trường hợp chỉ uống vitamin C và E trong thời gian 6 – 8 tuần. Nhóm điều trị, 20% bệnh nhân giảm nám hơn 95%, 30% giảm hơn 60% và 33% giảm từ 20 – 60% (p < 0,01). Các nhà khoa học này cũng chỉ ra việc tăng thời gian điều trị có hiệu quả hơn việc tăng liều acid tranexamic.
Liệu lượng cho phép sử dụng acid tranexamic
Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da, trị nám da trong thành phần có chứa acid tranexamic để đạt được hiệu quả cao. Theo hiệp định hòa hợp ASEAN về mỹ phẩm, giới hạn hàm lượng acid tranecamic trong các chế phẩm dùng trên da tối đa cho phép 3%. Không dùng acid tranecamic trong các sản phẩm tiếp xúc với màng nhầy.
Bình luận của bạn