Dây thìa canh có thể giúp ổn định insulin và đường trong máu
Dây thìa canh – Thảo dược quý cho người bệnh đái tháo đường
Các loại thảo dược giúp khắc phục tình trạng mỡ máu cao
Rời xa mệt mỏi, bất an vì rối loạn lo âu nhờ sản phẩm thảo dược
Một số loại thảo dược tốt cho người bệnh sa van 2 lá
Dây thìa canh là gì?
Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) là một loài cây thân thảo thuộc họ Apocynaceae, có xuất xứ từ rừng nhiệt đới miền Nam và miền Trung Ấn Độ. Dây thìa canh còn phát triển nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại châu Phi, Trung Quốc, Malaysia, Sri Lanka và cả ở Việt Nam.
Nhiều lợi ích của dây thìa canh tới từ các hóa chất thực vật như acid gymnemic, anthraquinon, các flavone, phytin, acid tartaric, acid formic, acid butyric, stigmasterol, calci oxalat…
Trong nền y học cổ đại Ấn Độ (Ayurveda), dây thìa canh có thể được dùng để khắc phục các bệnh đường tiêu hóa, chống viêm, cải thiện sức khỏe cho gan. Ngày nay, loại thảo dược mạnh mẽ này còn được sử dụng để khắc phục các tình trạng béo phì, bệnh tim mạch, viêm khớp…
Lợi ích sức khỏe của dây thìa canh
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các lợi ích sau của dây thìa canh:
Giúp chống lại bệnh đái tháo đường:
Dây thìa canh có công dụng nổi bật nhất là hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Dây thìa canh có công dụng hạ đường huyết đáng chú ý, giúp duy trì lượng đường huyết ổn định sau bữa ăn. Theo tiếng Hindi, tên gọi của loại thảo dược này có thể được dịch ra thành “kẻ hủy diệt đường”. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dây thìa canh còn có thể kích thích sản sinh insulin trong tuyến tụy, từ đó giúp làm giảm đường huyết một cách tự nhiên.
Hỗ trợ giảm cân:
Dây thìa canh có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị thừa cân, béo phì. Theo đó, loại thảo dược này có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách ức chế sự hấp thụ glucose, làm giảm cảm giác thèm ngọt. Dây thìa canh còn giúp chuyển hóa carbohydrate và lipid trong cơ thể, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trung tính (triglyceride) trong cơ và gan. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ các acid béo trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa béo phì.
Cải thiện nồng độ cholesterol:
Dây thìa canh đã được chứng minh có thể tác động tới sự hấp thụ chất béo và nồng độ cholesterol trong cơ thể. Cụ thể, loại thảo dược này giúp giảm nồng độ triglyceride và cholesterol “xấu” LDL trong cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm.
Trong một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Diabetes, Obesity & Metabolism, những người tham gia nghiên cứu được dùng kết hợp acid hydroxycitric, crom gắn niacin và dây thìa canh đã giảm 5 - 6% trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI), giảm đáng kể lượng cholesterol “xấu” LDL, triglyceride và cholesterol toàn phần… trong cơ thể.
Cải thiện triệu chứng viêm khớp:
Các tannin và saponin trong dây thìa canh có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp chống lại tình trạng viêm khớp trong cơ thể. Nguyên nhân là bởi thảo dược này có thể làm giảm sự giải phóng các chất trung gian gây viêm, giúp giảm tình trạng hủy xương. Nhiều nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng, chiết xuất dây thìa canh có thể giúp giảm sưng chân từ 39 - 75%.
Chống lại tình trạng sâu răng:
Dây thìa canh đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng răng, nướu. Vì lý do này, dây thìa canh đã được thêm vào nhiều loại kem đánh răng thảo dược.
Cải thiện hệ miễn dịch:
Loại thảo dược này có thể ngăn chặn các phản ứng miễn dịch quá mức, từ đó làm giảm sưng, chống lại các yếu tố gây viêm khác.
Ngoài những lợi ích trên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra dây thìa canh còn có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương, nhuận tràng, lợi tiểu, giảm ho…
Rủi ro và liều dùng phù hợp
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung liều cao dây thìa canh trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như hạ đường huyết quá mức, mệt mỏi, run tay chân, đổ nhiều mồ hôi, loạn dưỡng cơ… Do đó, bạn nên trao đổi trước với bác sỹ nếu có ý định dùng dây thìa canh trong khoảng thời gian dài (nhiều hơn 20 tháng). Thông thường, liều bổ sung dây thìa canh trong các loại thực phẩm chức năng là từ 100 - 400mg/ngày. Bạn nên bắt đầu từ liều nhỏ nhất, tăng dần nếu không thấy có tác dụng phụ.
Bạn cũng không nên tự ý kết hợp dây thìa canh với các loại thuốc hạ đường huyết, không nên tự ý dùng thảo dược trong trường hợp đang mang thai/cho con bú.
Bình luận của bạn