Lá dâu tằm là món ăn khoái khẩu của những chú dê
Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu (P.2)
Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu (P3)
Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu (P.4)
Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu (P5)
Dâu tằm
Dê rất thích ăn lá dâu. Cây dâu tằm là loài có nhiều dược tính. Tất cả các bộ phận của cây đều là những vị thuốc, thậm chí cả những cây mọc ký sinh và những thứ khác ở trên cây dâu cũng là thuốc quý. Lá dâu có tác dụng làm sáng mắt, chữa cảm mạo, ho khan, nhức đầu hoa mắt, đau mắt đỏ… Vỏ rễ cây dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, ho có đờm, băng huyết, chữa sốt, chữa cao huyết áp. Quả dâu chín có tác dụng bổ thận, sáng mắt, chữa mất ngủ, chữa tiểu đường, thiếu máu, lợi tiêu hóa, râu tóc bạc sớm. Cành dâu dùng nấu nước uống chữa đau nhức xương cốt, chân tay tê, co quắp. Tầm gửi mọc trên thân cây dâu có tác dụng bổ gan thận, chữa đau lưng, nhức mỏi toàn thân, an thai và phụ nữ sinh xong ít sữa. còn tổ bọ ngựa trên thân cây dâu tằm cũng được dùng để chữa di tinh, đi tiểu nhiều lần, phụ nữ bị khí hư, trẻ em đái dầm. Con sâu nằm trong thân cây dâu lại chữa trẻ em bị đau mắt, mắt nhiều ghèn, ra nhiều nước mắt…
Hoa cúc
Dê rất khoái chí khi gặp hoa cúc, vì thế, ngày trước vị thuốc hoa cúc còn được gọi là “dương hoan thảo” có nghĩa là cỏ làm cho dê vui. Hoa cúc vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng phát tán phong nhiệt, mát gan, sáng mắt, giải độc, thường được dùng để trị các bệnh ngoại cảm phong nhiệt, hoa mắt, nhức đầu, mắt đỏ hoặc đau nhức. Tác dụng giải cảm của lá dâu mạnh hơn hoa cúc, còn tác dụng mát gan, sáng mắt thì hoa cúc mạnh hơn lá dâu tằm. Khi bị ho, phát sốt, miệng khát, rêu lưỡi vàng thì có thể dùng hoa cúc và lá dâu (trọng lượng bằng nhau), đem sắc nước uống hoặc uống trà hoa cúc là bớt ngay. Hoa cúc phơi khô sắc uống chữa đau nhức mắt, đau đầu, huyết áp cao. Hoa tươi giã với muối vắt nước uống, bã đắp, chữa đinh nhọt rất hiệu quả.
Dâm dương hoắc
Mọc ở một số tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,… tên cây có nghĩa là loài cây có mùi thơm (hoắc) và làm cho con dê (dương) tăng dâm. Dâm dương hoắc có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, tác dụng tốt với hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ nội tiết, thường dùng để chữa nam giới vô sinh, dương nuy, đi tiểu nhiều lần, di tinh, phụ nữ khó thụ thai, ho suyễn lâu ngày, gân cốt yếu. Ngâm rượu hoặc sắc uống.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất
Bình luận của bạn