Vườn ươm trắc bách diệp
25 loại thảo dược giúp da luôn tươi trẻ mịn màng ở khắp nơi trên thế giới
Các loại thảo dược dễ kiếm giúp trị dứt viêm xoang
Mạch môn - thảo dược mới cho bệnh nhân đái tháo đường
Nhận biết và xử lý sốt xuất huyết cho trẻ
Trắc bách diệp tên khoa học là Biota orientalis Endl, là một cây cảnh quen thuộc được trồng trong vườn hoa công cộng, gia đình, công sở, chùa chiền...
Cách dùng: Dùng cành và lá, hạt phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Trong lá tươi gồm có tinh dầu hàm lượng 0,6 – 1%; flavonoid 1,72%; lipid và các acid hữu cơ. Tinh dầu chứa thuyon, fenchon, camphor, caryophylen, terpinol. Các hợp chất flavonid gồm quexetin, myrixetin, hinokiflavon, amentoílavon. Có tài liệu nói trắc bách diệp chứa vitamin C. Trong hạt trắc bách diệp có chất béo và 0,64% saponozit.
Bá tử nhân (hạt của trắc bách diệp)
Lợi ích sức khỏe của trắc bách diệp
Chữa chảy máu cam: Trắc bách diệp sao cháy 16g, rau Má sao vàng 16g. Sắc 3 bát nước, còn lại 1 bát. Ngày dùng 2 – 3 lần.
Chữa chảy máu chân răng: Trắc bách diệp, hoàng liên, a giao mỗi vị 12g; thạch cao 20g; sinh địa, thiên môn mỗi vị 16g. Sắc 3 bát nước, còn 1 bát nước. Ngày uống 2 - 3 lần.
Chữa sốt xuất huyết: Trắc bách diệp, rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g; lá tre, hạ khô thảo mỗi vị 20g. Sắc uống trong ngày. Hoặc trắc bách diệp (sao đen), bông mã đề mỗi vị 20g; rau má, cỏ nhọ nồi mỗi vị 30g. Sắc 3 bát nước, còn 1 bát nước. Ngày uống 1 lần.
Chữa trĩ ra máu: Trắc bách diệp, hoa kinh giới, hoa hòe, chỉ xác (lượng bằng nhau). Tất cả phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn, làm thành từng gói chè nhúng, mỗi gói 10g. Ngày uống 2 gói trước bữa ăn 30 phút hoặc khi đang chảy máu.
Chữa động thai, băng huyết: Trắc bách diệp 20g; ngải cứu, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, cành tía tô, củ gai mỗi vị 12g. Sắc 3 bát nước, còn lại 1 bát nước, uống một lần trong ngày.
Chú ý: Người không phải chứng thấp nhiệt, không được dùng.
Bá tử nhân có vị ngọt, tính bình, là thuốc bổ tâm, định thần, nhuận táo, được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Thuốc an thần: Bá tử nhân, táo nhân mỗi vị 12g. Cách sắc tương tự, lấy 3 bát nước, sắc còn 1 bát. Dùng 1 lần trong ngày.
Chữa suy nhược thần kinh: Bá tử nhân, quy bản, táo nhân mỗi vị 8g; ba kích, thục địa, kim anh, khiếm thực, hạt sen, đảng sâm, bạch truật mỗi vị 12g; nhục quế 4g. Hoặc bá tử nhân, long nhãn, táo nhân mỗi vị 8g; bạch truật, hoài sơn, đảng sâm, ý dĩ, hạt sen, kỷ tử, đỗ đen sao mỗi vị 12g. Sắc 3 bát nước, còn 1 bát nước, uống ngày 1 thang.
Chữa mất ngủ: Bá tử nhân, táo đen (sao đen), thảo quyết minh (sao), mạch môn, long nhãn, hạt sen mỗi vị 10g. Sắc 3 bát nước, còn lại 1 bát, uống 1 lần trong ngày.
Chữa kiết lỵ: Nhân dân ở một số nơi có kinh nghiệm dùng bá tử nhân để sống với liều 6-10g cho người lớn và 3-5g cho trẻ em tùy tuổi, giã nát, thêm nước, gạn uống để chữa kiết lỵ với kết quả rất tốt.
Chú ý: Người đi ngoài phân lỏng, nhiều đờm cấm dùng Bá tử nhân.
Bình luận của bạn