Bệnh đái dầm ở trẻ em thường được chia làm hai loại là đái dầm tiên phát và đái dầm thứ phát
Các phương pháp đối phó với chứng đái dầm ở trẻ
Những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ nhỏ
Táo bón có thể gây... đái dầm ở trẻ
Tè dầm trong đêm - Ra ngoài dễ ngã như chơi
Dưới đây là những loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ:
1. Nước ép nam việt quất
Loại nước ép này có thể rất hữu ích cho trẻ bởi nó có tác dụng đối phó với một loạt vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu và chứng đái dầm là một trong số đó. Ngoài ra, nước ép nam việt quất cũng chứa khá nhiều vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tổng thể.
2. Quả óc chó và nho khô
Quả óc chó và nho khô là một biện pháp khắc phục hiệu quả tại nhà giúp ngăn ngừa trẻ mắc phải chứng đái dầm. Loại quả này cũng chứa nhiều kali, là một khoáng chất khá cần thiết cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
3. Ngũ cốc
Cho trẻ ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, bột ngô, cám lúa mì sẽ giúp kiểm soát tình trạng đái dầm hiệu quả.
4. Chuối
Một trong những cách đơn giản nhất để tránh khỏi hiện tượng đái dầm là cho trẻ ăn 2-3 quả chuối mỗi ngày. Chuối rất giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón - một hiện tượng dẫn đến tình trạng buồn tiểu vào ban đêm. Các chuyên gia cho rằng táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang, từ đó dễ khiến trẻ đái dầm.
5. Quế và mật ong
Quế và mật ong có khả năng giải quyết các vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, quế còn chứa nhiều chất oxy hóa, hạn chế sự phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
6. Trà thảo mộc
Hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú trong trà tăng cường sức khỏe chung và bảo vệ cơ thể tránh khỏi tổn thương do gốc tự do. Bên cạnh đó, trà thảo mộc cũng ngăn ngừa chứng đái dầm ở trẻ nhỏ.
7. Hạt mù tạt
Hạt mù tạt rất có lợi trong việc ngăn ngừa chứng đái dầm ban đêm
Hạt mù tạt thường được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, một nguyên gây ra đái dầm ở trẻ. Mẹ hãy cho thêm nửa muỗng cà phê mù tạt khô vào nửa cốc sữa. Sau đó, cho bé uống cách khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.
8. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt có tác dụng làm tăng nhiệt của cơ thể, nhờ vậy sẽ làm giảm tình trạng đái dầm ở trẻ đáng kể. Mỗi ngày mẹ nên cho con uống 1 ly sữa ấm và ăn 1 miếng đường thốt nốt. Ngoài ra, cũng có thể rang hạt mè với đường thốt nốt cùng 1 chút muối cho bé dùng hàng ngày.
Thay đổi lối sống để ngăn ngừa tình trạng đái dầm
- Hạn chế lượng nước trẻ uống sau bữa tối để giúp giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm. Lưu ý là mẹ hãy cho bé uống đủ nước vào ban ngày.
- Hãy tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
- Không la mắng tạo áp lực cho trẻ.
- Hạn chế thực phẩm chứa cafein, đồ uống hương vị nhân tạo.
- Tẩy giun kim định kỳ cho trẻ.
- Thường xuyên trò chuyện: Bản thân trẻ bị đái dầm thường có tâm lý xấu hổ, ngại ngùng. Vì vậy nên trò chuyện với trẻ để con hiểu rõ nguyên nhân, từ đó thoải mái tâm lý, bé dễ tiếp nhận các phương pháp điều trị tốt hơn.
Bình luận của bạn