Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở trẻ em và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Làm sao để phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em?

Vì sao nhiều người bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong mùa Hè?

7 thực phẩm, gia vị tốt cho người bị nhiễm trùng đường tiết niệu

7 khuyến cáo giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là sự hiện diện hoặc tăng sinh của vi sinh vật trong cơ quan tiết niệu. Các vi khuẩn phổ biến nhất phát triển thành nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em là Proteus, Klebsiella, Enterobacteria, Streptococci và Staphylococci. Ở trẻ sơ sinh, là do Listeria monocytogenes và Enterococcus.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở trẻ em và rất dễ tái phát. Trên thực tế, chúng có thể phát triển các biến chứng lâu dài. Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng là vô cùng cần thiết để tránh nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trên thực tế, việc phát hiện các triệu chứng ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi khó khăn hơn so với trẻ lớn.

Triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu là sốt, đau rát khi đi tiểu

Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

- Đau, ngứa và nóng rát khi đi tiểu

- Sốt

- Đau ở vùng bàng quang

- Nước tiểu có mùi, thậm chí có thể có máu

- Khó chịu, ớn lạnh

- Nôn mửa

- Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn bình thường

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra một số biến chứng, như:

- Các vấn đề đường tiết niệu (ví dụ như tắc nghẽn niệu đạo)

- Dị tật, biến chứng ở thận

- Trào ngược bàng quang, niệu quả (rối loạn làm nước tiểu chảy ngược đến thận và niệu quản)

Điều trị tình trạng nhiễm trùng như thế nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các bác sỹ cần làm xét nghiệm để xác định được loại nhiễm trùng và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Dạy trẻ đi vệ sinh đúng cách là cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tốt nhất

Đây là những gì cha mẹ cần làm:

- Khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để được chẩn đoán thích hợp.

- Sau khi được chẩn đoán, cần làm hướng dẫn và khuyến nghị của bác sỹ, dùng thuốc kháng sinh đúng theo chỉ định.

- Theo dõi tần suất đi tiểu của trẻ. Hỏi trẻ xem con cảm thấy thế nào và con có cảm thấy đau khi đi tiểu không.

- Cho trẻ uống nhiều nước, không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga hay trà… 

Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu:

- Thay tã/bỉm thường xuyên cho trẻ, giúp trẻ giữ đường tiết niệu được vệ sinh và sạch sẽ.

- Với trẻ lớn hơn và có thể tự đi vệ sinh, hãy dạy con cách giữ quy tắc và thói quen đi vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt với con gái, cần dạy con vệ sinh đúng cách để vi khuẩn không từ khu vực trực tràng xâm nhập vào niệu đạo.

- Ngoài ra, hãy chọn loại đồ lót thoáng mát cho trẻ, tránh các chất liệu tổng hợp không thấm mồ hôi.

Trịnh Tây H+ (Theo steptohealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ