Thay đổi thị lực, giảm cân, đi tiểu nhiều, đói... là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường ở trẻ
Báo động gia tăng đái tháo đường ở trẻ
Đái tháo đường trẻ em: Dấu hiệu để cảnh báo
Đái tháo đường trẻ em: Dấu hiệu để cảnh báo
Miễn phí tham dự trại hè đái tháo đường trẻ em
Mới mắc đái tháo đường và bị toan máu, mờ mắt phải làm sao?
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) ở trẻ em là gì?
Bệnh đái tháo đường bao gồm: Đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, trong đó trẻ thường gặp đái tháo đường tpye 1 hơn.
Bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ em là tình trạng tuyến tụy không sản xuất insulin cần thiết để sử dụng hiệu quả đường hoặc glucose. Gần đây, đái tháo đường type 2 cũng ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em. Khi trẻ bị bệnh, cơ thể sẽ sản xuất insulin nhưng nó không sử dụng insulin để chuyển hóa đường.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường ở trẻ
Khát nước liên tục
Trẻ em mắc đái tháo đường thường khát nước và có nhu cầu uống nước liên tục. Nguyên nhân do khi mức đường huyết (lượng đường trong máu) tăng lên, cơ thể sẽ tìm cách đào thải đường ra ngoài ra nước tiểu, kéo theo trẻ bị mất nhiều nước và phải uống bù lại. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể thèm đồ uống ngọt nhiều hơn bình thường.
Đi tiểu thường xuyên
Điều này do khát nước và uống nhiều nên trẻ có thể thường xuyên đi tiểu. Vì vậy, nếu thấy trẻ đi vệ sinh nhiều lần, cha mẹ hãy cẩn trọng theo dõi đường huyết cho con.
Trẻ bị đói
Nồng độ insulin thấp khiến cơ thể không sử dụng được glucose để tạo năng lượng và sự thiếu hụt năng lượng này làm tăng cảm giác đói. Nếu quan sát thấy con mình lúc nào cũng đói, thậm chí lượng thức ăn quá lớn cũng không thể đáp ứng đủ, hãy hỏi ý kiến bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Trẻ em mắc bệnh đái tháo đường có xu hướng sụt cân nhiều trong thời gian rất ngắn. Điều này là do, khi quá trình chuyển đổi glucose thành năng lượng bị hạn chế do sản xuất insulin thấp, cơ thể bắt đầu đốt cháy cơ bắp và chất béo dự trữ để lấy năng lượng, gây ra tình trạng Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Các vấn đề về hành vi
Theo một nghiên cứu, các vấn đề về hành vi ở trẻ em bị đái tháo đường lớn hơn so với trẻ khỏe mạnh khác. Khoảng 20 trong số 80 trẻ mắc bệnh đái tháo đường có những hành vi xấu như phá vỡ chế độ ăn uống, tính khí nóng nảy, hướng nội hoặc chống lại kỷ luật.
Sạm da
Nếu cha mẹ phát hiện thấy con mình có các nếp gấp da dày lên và sẫm màu ở phía sau cổ, hãy cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường ở trẻ.
Luôn mệt mỏi
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không còn khả năng biến đường trong máu thành năng lượng cho cơ bắp và nội tạng sử dụng.
Thay đổi về thị giác
Tỷ lệ mắc bệnh về mắt ở trẻ em đái tháo đường nhiều hơn so với người bình thường. Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các dây thần kinh của mắt, gây ra các vấn đề về mắt như nhìn mờ và mù toàn bộ, nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời.
Nhiễm trùng nấm men
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm trùng nấm men cao ở trẻ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là các bé gái. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng men thường dưới dạng phát ban tã (hăm tã).
Chậm lành vết thương
Đường huyết cao trong cơ thể làm gián đoạn hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm tăng tình trạng viêm nhiễm, ngăn cản quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng và dẫn đến giảm lượng máu cung cấp đến các bộ phận của cơ thể. Tất cả những yếu tố này khiến vết thương ở trẻ bị chậm lành, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Bình luận của bạn