Những thực phẩm làm ấm cơ thể trong mùa Đông giá lạnh

Mùa đông nên ăn gì?

9 loại trái cây giúp làn da khỏe mạnh hơn trong mùa Đông

Những cách tự nhiên phòng bệnh mùa lạnh

Mùa Đông chớ dại cho con ăn ngao

Ăn khoai lang: Chân tay hết lạnh mùa Đông

Gừng

Vì sao nên ăn gừng trong mùa lạnh?

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, dùng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn trớ, tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường miễn dịch và lưu thông máu.

Trong những ngày Đông giá lạnh, ăn một bát canh gừng nóng sẽ có tác dụng đào thải mồ hôi, làm hạ sốt, giảm cảm cúm nhanh chóng. Lấy 10-20gr gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ, thịt gà 30-50gr, nấu canh gà trước, khi ăn cho gừng vào khuấy đều.

Ngoài ra, một tách trà gừng kết hợp chút mật ong vào ngày mùa Đông cũng là một lựa chọn hoàn hảo để làm ấm cơ thể. Bạn nên uống trà gừng vào sáng sớm sau khi ăn xong.

Ớt, hạt tiêu

Ớt là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Loại quả này chứa hợp chất capsaicin, giúp món ăn của bạn thêm cay, nóng và đậm đà hơn.

Bên cạnh đó, đặc tính cay nóng và khả năng tạo nhiệt rất có lợi cho việc phòng ngừa các bệnh cảm cúm. Trong mùa Đông, bạn chỉ cần sử dụng một ít ớt hoặc hạt tiêu, cơ thể sẽ nóng, đổ mồ hôi. Nhờ đó, giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hạn chế tích tụ chất béo. Theo các nghiên cứu tại Hàn Quốc thì hạt trong quả ớt chứa protein nên nhờ đó mà các cơ luôn săn chắc.

Hành tây

Hành tây có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm ấm cơ thể 

Hành tây được biết đến với khả năng ngăn ngừa cảm cúm. Bạn có thể cắt miếng hành tây để trong phòng, giúp tránh bệnh cảm cúm.

Ngoài ra, hành tây cũng mang lại khả năng giữ ấm cơ thể. Do vậy, bạn có thể thêm hành tây vào bữa ăn, vừa khiến món ăn thêm hương vị thơm ngon, lại giúp cơ thể ấm hơn trong những ngày lạnh giá.

Mật ong

Mật ong cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể, tăng cường miễn dịch cho bạn. Trong mật ong chứa nhiều loại đường có cấu trúc hóa học đơn giản, có thể đi thẳng vào mạch máu, khiến cho nguồn năng lượng vào cơ thể dễ dàng hơn. Vào mùa Đông, uống nước chanh ấm kết hợp mật ong mỗi ngày sẽ góp phần tăng miễn dịch, chữa đau họng hiệu quả.

Rau cải

Rau cải chứa nhiều protein và vitamin. Mặt khác, rau cải là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn để đảm bảo nguồn năng lượng cho cơ thể. Trong các món ăn ngày Đông, rau cải có thể xào hoặc cho vào nhúng lẩu.

Các loại thịt

Hàm lượng các chất protein và carbonhydrat trong các loại thịt khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.

Các loại hạt, ngũ cốc

Gạo nâu, quinoa, yến mạch, lúa mạch… là những thực phẩm chứa carbonhydrat phức tạp rất khó bị phá vỡ, khi đó, sẽ có nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra để tiêu hóa chúng và bạn sẽ ấm hơn trong thời gian dài.

Hạt vừng

Hạt vừng được sử dụng trong các món ăn ngọt của Ấn Độ vào những tháng mùa Đông lạnh. Ngoài ra, hạt vừng cũng được biết là có tác dụng làm nóng cơ thể để bạn cảm thấy ấm hơn.

Cà phê

Caffeine được cho là giúp tăng tốc độ trao đổi chất tạm thời, từ đó giúp cơ thể trở nên ấm áp hơn. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều cà phê vì nó sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ quan bên trong của bạn.

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp