Đái tháo đường type 2: Khi nào cần điều chỉnh đơn thuốc?

Trong một số trường hợp, người bệnh đái tháo đường cần điều chỉnh đơn thuốc điều trị

Chế độ ăn GI thấp là gì?

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 trẻ nhất thế giới

Làm gì để không bị mắc đái tháo đường type 2?

3 yếu tố chính làm bạn dễ mắc đái tháo đường type 2

Loại thuốc và liều lượng thuốc bạn đang sử dụng để điều trị đái tháo đường type 2 không thể phát huy hiệu quả vĩnh viễn. Trong một số thời điểm nhất định, bác sỹ sẽ tăng/giảm liều thuốc hoặc yêu cầu bạn thay đổi lối sống để kiểm soát đường huyết tốt hơn và phòng ngừa biến chứng của bệnh.

Vậy khi nào cần điều chỉnh phương pháp điều trị bệnh? Câu trả lời sẽ có sau khi các bác sỹ đánh giá các thông tin sức khỏe của người bệnh, chẳng hạn như cân nặng, chỉ số A1C và các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng khác. Thông thường, phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường type 2 cần phải được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

-         Người bệnh không thể kiểm soát được đường huyết tối ưu

-         Người bệnh đã kiểm soát tốt đường huyết và không cần dùng đến một số loại thuốc.

-         Người bệnh gặp các tác dụng phụ khó chịu do dùng thuốc điều trị đái tháo đường type 2.

-         Có thêm một loại thuốc điều trị mới, tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc hiện tại.

Thế nào là không kiểm soát tốt đường huyết?

Tiêu chí chính để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường type 2 là chỉ số đường huyết, thường là A1C (lượng đường gắn trực tiếp với hemoglobin, đơn vị đo là mmol/L). Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số A1C là tiêu chuẩn vàng để theo dõi bệnh đái tháo đường. Mỗi người có mức A1C tối ưu khác nhau, nhưng hầu hết là khoảng 7 - 8%. Người bệnh đái tháo đường thường được khuyến cáo duy  trì A1C dưới 8% và nên làm xét nghiệm A1C mỗi 3 - 6 tháng tại cơ sở y tế.

Đa số người bệnh đái tháo đường type 2 không thể cảm nhận được đường huyết của mình đang tăng lên, tuy nhiên, theo ADA, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng tăng đường huyết, chẳng hạn như khát nước và đi tiểu nhiều. Đó là những tín hiệu quan trọng giúp bác sỹ xác định xem có nên điều chỉnh kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường của bạn hay không.

Người bệnh đái tháo đường cần theo dõi sức khỏe chặt chẽ để điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời

Điều chỉnh phương pháp điều trị đái tháo đường type 2 như thế nào?

Việc điều chỉnh phương pháp điều trị đái tháo đường type 2 có thể bao gồm:

-         Rà soát thay đổi các thói quen không phù hợp và hướng tới tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.

-         Thay thế loại thuốc điều trị hoặc thêm loại thuốc mới vào kế hoạch điều trị ban đầu.

-         Thay thuốc nhiều tác dụng phụ bằng thuốc ít tác dụng phụ.

-         Thêm thuốc insulin vào liệu trình điều trị đái tháo đường type 2.

-         Dùng insulin tạm thời để làm giảm mức độ đường huyết nguy hiểm.

Nếu kế hoạch ban đầu của bạn là quản lý bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn và tập thể dục nhưng không có kết quả sau 3 – 6 tháng, bác sỹ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc, chẳng hạn như metformin. Từ đó, bác sỹ sẽ tiếp tục đánh giá và xác định loại thuốc phù hợp với sở thích và lối sống của bạn.

Các tác dụng phụ có thể gặp nếu thay đổi phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào mức độ thay đổi, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ khác nhau. Các tác dụng phụ phổ biến nhất được liệt kê trong Hướng dẫn Quản lý bệnh đái tháo đường quốc gia (Mỹ) bao gồm:

-         Hạ đường huyết

-         Buồn nôn

-         Tăng cân

-         Tích nước trong cơ thể (gây phù)

Để thích ứng tốt nhất với bất kỳ sự thay đổi nào, người bệnh cần nắm được tất cả các tác dụng phụ có thể gặp phải và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.  

Kim Chi H+ (Theo Everydayhealth)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết