- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Hạ đường huyết có thể xảy ra sau khi tiêm insulin hoặc uống thuốc điều trị đái tháo đường
Chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có phải kiêng chất béo?
Bệnh đái tháo đường có gây mù lòa?
Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ) trả lời:
Chào bạn,
Bạn là một trong số rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường đang phải uống thuốc để giữ cho lượng đường trong máu luôn ở mức an toàn.
Các loại thuốc đái tháo đường hiện có mặt trên thị trường rất hiệu quả trong việc giảm đường huyết và phòng tăng đường huyết đột ngột. Tuy nhiên, ưu điểm của các thuốc này cũng chính là nhược điểm của nó, người dùng có thể gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm do hạ đường huyết (hypoglycemia, xảy ra khi lượng đường trong máu thấp).
Thông thường, các triệu chứng của hạ đường huyết đều nhẹ, trừ khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Ban đầu, người bệnh thường chỉ cảm thấy hơi khó chịu nhưng sẽ nhanh chóng lên cơn co giật, mất ý thức và thậm chí là hôn mê nếu không được cấp cứu.
Các thuốc hạ đường huyết như insulin, sulfonylurea hoặc glinides là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng góp phần gây hạ đường huyết, chẳng hạn tập thể dục nặng, ăn quá ít thức ăn hoặc tinh bột, bỏ bữa… Càng kết hợp nhiều yếu tố, nguy cơ hạ đường huyết càng cao.
Điều quan trọng là phát hiện sớm các dấu hiệu của hạ đường huyết và xử trí kịp thời trước khi nó trở thành tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm:
- Dễ bị kích động
- Yếu ớt
- Đói
- Chóng mặt
- Run rẩy
- Đổ nhiều mồ hôi
- Tim đập nhanh
- Cảm thấy lạnh
- Dễ cáu gắt
- Lú lẫn
- Buồn ngủ
- Nói lắp
- Nhìn một vật thành hai vật (song thị)
Nếu phát hiện các triệu chứng này vài giờ sau khi ăn hoặc sau khi tiêm một liều insulin tác động nhanh, bạn có thể tự xử trí mà không cần gọi bác sỹ. Ăn đường hoặc uống nước đường giúp tăng lượng đường máu ngay lập tức. Khoảng 10 – 15gr carbohydrate là đủ, lượng này có trong một cốc 200ml nước ép trái cây, nửa lon nước ngọt, một ly sữa hoặc 2 muỗng canh nho khô. Bạn cũng có thể mua đường glucose có bán tại các hiệu thuốc hoặc siêu thị,dự trữ sẵn trong nhà hoặc mang theo người để phòng trường hợp hạ đường huyết mà không có thức ăn.
Sau khi làm tăng đường trong máu bằng thực phẩm, bạn cần phải kiểm tra đường huyết lại một lần nữa để chắc chắn rằng nó đã trở về mức an toàn. Nếu tình trạng hạ đường huyết lặp đi lặp lại quá nhiều lần, bạn nên đi khám bác sỹ để được tư vấn về chế độ ăn hoặc điều chỉnh thuốc đái tháo đường nếu cần thiết.
**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn