Tìm hiểu các giai đoạn của bệnh đái tháo đường

Hiểu rõ các giai đoạn của bệnh đái tháo đường sẽ giúp bạn quản lý bệnh về lâu dài

Đái tháo đường: Duy trì đường huyết trong mức này để phòng ngừa đột quỵ

Tại sao người bệnh đái tháo đường thường khó giảm cân?

Đái tháo đường: 2 nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao giữa đêm

Những loại trái cây giúp kiểm soát dường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Các giai đoạn của bệnh đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 là một dạng bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy. Đây là các tế bào có nhiệm vụ sản sinh hormone insulin để kiểm soát đường huyết.

Tiền đái tháo đường type 1

Trong giai đoạn này, phân tích di truyền có thể giúp xác định các kiểu gene cơ bản thường liên quan đến bệnh đái tháo đường type 1. Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể dựa vào các thông tin như gia đình bạn từng có người bị đái tháo đường để xác định nguy cơ của bạn.

Giai đoạn 1

Trong giai đoạn 1, các bác sỹ có thể phát hiện thấy ít nhất một loại tự kháng thể có liên quan tới bệnh đái tháo đường trong máu của người bệnh. Tại thời điểm này, các tự kháng thể đã bắt đầu tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy. Tuy nhiên, lượng đường huyết của người bệnh vẫn sẽ duy trì ở mức bình thường, cũng như chưa có biểu hiện triệu chứng cụ thể.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, có ít nhất 2 hoặc nhiều hơn các tự kháng thể có liên quan tới bệnh đái tháo đường trong máu. Khi các tế bào beta tiếp tục bị phá hủy bởi hệ miễn dịch, thiếu insulin sẽ dẫn đến tình trạng lượng đường huyết tăng cao. Người bệnh đái tháo đường type 1 vẫn có thể chưa biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn này.

Giai đoạn 3

Người bệnh đái tháo đường thường hay thấy khát nước, mờ mắt…

Trong giai đoạn này, lượng tế bào beta bị mất đi đáng kể do hiện tượng tự miễn. Các triệu chứng xuất hiện ồ ạt và người bệnh đái tháo đường thường được chẩn đoán bệnh trong giai đoạn này. Các triệu chứng cảnh báo bệnh đái tháo đường type 1 bao gồm:

- Hay thấy đói, khát nước.

- Mờ mắt.

- Mệt mỏi mạn tính.

- Đi tiểu thường xuyên,

- Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Các giai đoạn của bệnh đái tháo đường type 2

Giai đoạn 1: Tiền đái tháo đường

Ở giai đoạn tiền đái tháo đường, cơ thể bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng insulin, tức là các tế bào mỡ, cơ và gan không sử dụng insulin hiệu quả để đưa glucose vào tế bào. Lúc này, tuyến tụy sẽ phải cố sản sinh ra nhiều insulin hơn để giữ đường huyết ở mức ổn định.

Tình trạng kháng insulin sẽ tăng dần, tới mức lượng insulin được bổ sung cũng không đủ để giảm đường huyết về mức bình thường. Do đó, người bị tiền đái tháo đường thường có mức đường huyết cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2.

Giai đoạn 2: Đái tháo đường type 2 mới mắc

Tiền đái tháo đường nếu không được kiểm soát hoặc kiểm soát chưa tốt sẽ tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2. Lúc này, cả tình trạng kháng insulin và rối loạn chức năng tế bào beta đều có thể khiến đường huyết tăng cao, gây ra các triệu chứng rõ rệt như:

- Luôn cảm thấy khát nước.

- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là về đêm.

- Ăn nhiều nhưng nhanh đói.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân.

- Mờ mắt, ngứa da, tê bì chân tay.

Nếu không được điều trị tốt, đái tháo đường type 2 có thể gây ra những tổn thương lâu dài cho cơ thể trong giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Đái tháo đường gây biến chứng

Trong giai đoạn này, các mạch máu có thể bị tổn thương do lượng đường huyết thường xuyên ở mức cao. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng đái tháo đường tiềm ẩn trên tim, mắt, thận, thần kinh. Một số biến chứng đái tháo đường có thể kể tới như: Bệnh thận mạn tính, bệnh động mạch vành, suy tim, biến chứng thần kinh ngoại biên, đột quỵ…

Giai đoạn 4: Đái tháo đường giai đoạn cuối

Giai đoạn 4 cũng là giai đoạn cuối của bệnh đái tháo đường. Lúc này, các biến chứng không chỉ tiến triển nặng hơn mà còn có nhiều biến chứng xảy ra cùng lúc. Việc kiểm soát đường huyết của người bệnh cũng trở nên khó khăn hơn, có thể cần dùng phối hợp nhiều loại thuốc, thậm chí cả thuốc tiêm.

Thông tin thêm cho bạn

Người bệnh đái tháo đường type 2 bất kể phát hiện bệnh từ giai đoạn nào, việc điều trị đầu tiên bao giờ cũng bắt nguồn từ kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.

Chế độ ăn uống, vận động đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ người bệnh, trong khi sử dụng thuốc Tây dài ngày vẫn còn một số hạn chế về tăng liều thuốc hoặc tác dụng phụ. Do đó, giải pháp kết hợp Đông - Tây y được đánh giá cao trong điều trị các bệnh mạn tính như đái tháo đường.

Các chuyên gia Đông y đánh giá cao sự kết hợp của 5 thảo dược quý, bao gồm: Lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá trong việc hỗ trợ giảm đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết. Sự phối hợp các thảo dược này từ sớm, đặc biệt là trong giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường type 2 mới mắc sẽ có được hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Vi Bùi H+ 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết