Không phải cứ lên cơn co giật đều là do động kinh

Lên cơn co giật có thể do nhiều nguyên nhân

Co giật, động kinh sau đột quỵ chữa như thế nào?

9 cách đơn giản đối phó với bệnh động kinh hiệu quả

Ngăn chặn cơn co giật động kinh nhờ thiết bị định vị Anderson

Tìm ra gene đáp ứng với thuốc điều trị động kinh ở trẻ nhỏ

Nếu bạn hoặc người thân thường phải đối mặt với các cơn co giật mặc dù đã điều trị bằng thuốc kháng động kinh, thì có thể do một trong ba lý do sau:

- Liều thuốc không đủ cao để kiểm soát cơn co giật.

- Thuốc bạn dùng không phải là sự lựa chọn tối ưu, phù hợp với thể trạng.

- Động kinh kháng thuốc.

Cũng có một số trường hợp, bạn bị co giật không phải do một trong những nguyên nhân nêu trên mà là do yếu tố tâm lý, thì điều trị động kinh sẽ không có hiệu quả vì ngay từ đầu bạn chẩn đoán bệnh đã không chính xác .

Tỷ lệ bị co giật nguyên nhân không phải động kinh (non-epileptic seizures) là khoảng từ 2 - 3/100.000 người. Những cơn co giật này thường bắt đầu từ 10 - 35 tuổi và phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi 20 - 30. Tình trạng này phổ biến ở bé gái tuổi dậy thì và phụ nữ trưởng thành gấp 4 lần so với nam giới. Tuy nhiên, ở trẻ em, tỷ lệ bị co giật nguyên nhân không phải động kinh ở bé trai và bé gái là tương đương nhau.

Thông thường, để phân biệt sự khác biệt giữa co giật nguyên nhân không phải động kinh và co giật do động kinh là không dễ dàng bởi các dấu hiệu bên ngoài là tương tự nhau.

Tuy nhiên, các cơn co giật không do động kinh cũng có các dấu hiệu khác như: Chuyển động chân và tay không đồng bộ, mắt nhắm nghiền, khóc lóc, la hét; Đầu chuyển động từ bên này sang bên kia; Bệnh nhân có nguy cơ cắn vào lưỡi trong cơn co giật; Các cơn co giật có thể kéo dài vài phút hoặc thậm chí hàng giờ; Chúng có thể xảy ra không thường xuyên hoặc thường xuyên (vài lần trong ngày); Các cơn co giật có thể tiếp nối nhau và mỗi lần lại có thể mang những đặc điểm khác nhau; Cơn co giật ập tới sau những kích thích về tâm lý và không thể cắt cơn bằng thuốc.

Các bác sỹ có thể chẩn đoán co giật không phải do động kinh qua điện não đồ (EEG) hoặc xét nghiệm sóng não. Trong cơn co giật do động kinh, sóng điện não bị nhiễu loạn thoáng qua, và sự rối loạn này có thể thấy rõ trên EEG. Ngược lại, trong cơn co giật không do động kinh, việc ghi sóng não của EEG vẫn bình thường. Xác nhận chẩn đoán co giật không do động kinh có thể cần thời gian nằm viện ngắn.

Sau khi xác nhận tình trạng co giật không do động kinh, việc điều trị sẽ thay đổi từ việc kê toa thuốc sang các phương pháp nhằm giải quyết các yếu tố cảm xúc hoặc tâm lý có thể xảy ra. Nhiều người trải qua cơn co giật dạng này thường gặp những vấn đề về tâm lý như: Bị lạm dụng tình cảm, thể chất hoặc tình dục; Đối với trẻ em có thể do bị bắt nạt ở trường học hay bất hòa trong gia đình, gánh nặng học tập...

Co giật không do động kinh thường tồn tại song song với các bệnh khác, như: Rối loạn căng thẳng sau chấn thương, trầm cảm, lo lắng, đau mạn tính, nhức đầu… Những vấn đề sức khỏe này cũng cần được giải quyết ngay.

Tương tự như cơn co giật do bệnh động kinh, co giật không do động kinh có thể gây ra nhiều bất tiện và nguy hiểm cho người bệnh nếu như không kiểm soát tốt. Phương pháp điều trị co giật không do động kinh hiện nay chủ yếu vẫn là liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT).

Trong khi đó, để điều trị co giật do động kinh cần nhiều hơn thế. Cách điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc kháng động kinh trong thời gian dài kết hợp với thực phẩm chức năng để giảm cơn co giật, giảm mệt mỏi.

Khoa học đã chứng minh, một số hoạt chất sinh học như Rhynchophylline chiết xuất từ cây câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ tế bào thần kinh, có thể tăng khả năng hồi phục vận động sau những cơn co giật.

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng cốm Egaruta giúp giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc:

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp