TP.HCM đồng loạt tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi, phát hiện 2 biến chủng mới Omicron

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Quảng Ninh - Ảnh: Báo Chính Phủ

Hai sát thủ đồng hành: Chiến tranh và dịch bệnh

Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ trong đại dịch

Hậu COVID-19, người bị lupus ban đỏ cần lưu ý gì?

Trẻ chậm nói do ảnh hưởng từ dịch COVID-19: Cha mẹ nên làm gì?

TP.HCM bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống từ ngày 16/4 với hơn 10.000 trẻ em được tiêm, nhưng vẫn còn một số quận huyện chưa tổ chức tiêm. Dự kiến hôm nay (18/4), việc tiêm vaccine sẽ tiến hành đồng loạt tại tất cả các quận huyện và TP. Thủ Đức, theo nguyên tắc: Tiêm theo lứa tuổi giảm dần và tùy theo tiến độ cung ứng vaccine. Trước đó, TP.HCM đã nhận được trên 87.000 liều vaccine Moderna loại dành cho trẻ em.

Tại Hà Nội, sau 2 ngày (16-17/4) tiêm vaccine phòng COVID-19 đã có gần 8.500 trẻ được tiêm, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng bất thường.

Tính đến 17h ngày 17/4, Cao Bằng đã tiêm được cho 760 học sinh khối lớp 6 tại 7 huyện, thành phố. Theo thống kê, Cao Bằng có 70.458 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Giới chức y tế New York phát hiện 2 dòng phụ của chủng Omicron BA.2 là BA.2.12 và BA.2.12.1, dường như là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát nhỏ tại trung tâm bang. Hai biến chủng phụ chiếm 90% các ca nhiễm ở khu vực này. Trong đó, BA.2.12.1 chứa một đột biến mang lại lợi thế lây nhiễm, theo chuyên gia sinh vật học Cornelius Roemer. Đột biến nằm trên vị trí virus dùng để liên kết với các tế bào người, giúp virus bám vào tế bào hiệu quả hơn. BA.2.12 có thể khiến số ca nhiễm tăng nhanh hơn khoảng 30% đến 90% mỗi tuần so với BA.2.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị trường hợp nam bệnh nhân với chẩn đoán viêm tụy cấp, tăng triglyceride mức độ nặng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bụng chướng căng, buồn nôn, nôn dịch dạ dày xanh bẩn, khó thở nhẹ, tiểu tiện ít. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định hoàn toàn và có thể ra viện trong vài ngày tới.

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu (Sơn La), bệnh viện vừa gắp dị vật là mảnh xương gà thành công cho một bệnh nhân 37 tuổi. Được biết, tối ngày 16/4, bệnh nhân ăn thịt gà và bị hóc xương, sau đó xuất hiện nuốt vướng, nuốt khó, đau vùng cổ họng. Đến ngày 17/4, bệnh nhân mới đến khám tại Bệnh viện đa khoa Mộc Châu. Qua thăm khám, các bác sỹ xác định bệnh nhân có dị vật thực quản và chỉ định phẫu thuật nội soi lấy dị vật. Qua trường hợp trên, các bác sỹ lưu ý, nếu không may nuốt phải các xương to hoặc sắc nhọn thì rất có thể gây thủng thực quản và thủng mạch máu. Lúc này, người bệnh không được trì hoãn mà cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để bác sỹ kiểm tra và xử lý. Để tránh bị hóc xương trong khi ăn uống tại nhà, tốt nhất cần nên lọc thịt riêng, xương riêng, không nên để xương thịt lẫn lộn. Trong khi ăn nên tập trung, tránh vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa. Hãy ăn chậm, nhai kỹ, không ăn nhanh, ăn vội vàng.../

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin