Các tỉnh phía Nam "nóng" dịch sốt xuất huyết

Số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết ở phía Nam hiện cao hơn cùng kỳ năm ngoái

68% F0 gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài từ 2 - 5 tháng

Cảnh báo nguy cơ trẻ hóc dị vật, các địa phương đẩy nhanh tiêm mũi 3, 4 vaccine

Cứu sống trẻ bị tăng men gan gấp 100 lần do tái nhiễm sốt xuất huyết

TP.HCM xây dựng kịch bản ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

Viện Pasteur TP.HCM tổ chức hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết với 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Chuyên gia nhận định, năm nay, số ca sốt xuất huyết nặng tăng nhanh, cao hơn nhiều so với cùng kỳ hai năm trước. Đến hết ngày 12/6, cả nước đã ghi nhận hơn 52.200 ca mắc sốt xuất huyết. Tất cả ca tử vong do sốt xuất huyết đều ở phía Nam, số trẻ em tử vong do sốt xuất huyết nhiều hơn người lớn.

Nhiều địa phương phản ánh thiếu hóa chất diệt muỗi, thiếu dịch truyền điều trị bệnh nhân nặng... Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho hay, Bộ Y tế sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ tốt nhất các tỉnh thành phía Nam trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết cũng như dịch COVID-19.

Trên địa bàn xã Lưu Sơn (Đô Lương, Nghệ An) vừa xảy ra vụ ngộ độc sâu ban miêu dẫn đến một người tử vong, một người đang nguy kịch. Sau khi ăn sâu ban miêu, cả hai người xảy ra ngộ độc, được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương cấp cứu trong tình trạng phỏng rộp miệng lưỡi, nôn ra máu, đau bụng, đau tức ngực.

Tiếp xúc với chất độc của sâu ban miêu có thể gây bỏng rát - Ảnh: Báo Thanh Niên

Tiếp xúc với chất độc của sâu ban miêu có thể gây bỏng rát - Ảnh: Báo Thanh Niên

Sâu ban miêu là loài bọ cánh cứng có chứa chất độc cantharidin gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An cũng khuyến cáo người dân không nên bắt sâu và côn trùng để ăn vì chúng gồm nhiều loài khác nhau, trong đó có nhiều loài chứa chất độc, rất dễ nhầm lẫn giữa loài có độc và loài không độc. Gần đây, tại Hà Nội, một trường hợp đã tử vong do nhiễm nấm sau khi ăn đặc sản con mối.

Đêm qua, một bệnh nhân đột quỵ ở đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa được trực thăng đưa về đất liền điều trị. Bệnh nhân là ngư dân, khi đang trên tàu câu mực thì có biểu hiện mệt mỏi, ý thức chậm dần, không nói được, liệt nửa người phải, không đi lại được. Bệnh xá đảo Song Tử Tây hội chẩn qua hệ thống Telemedicine cùng Bệnh viện Quân y 175, nhận định bệnh nhân tiên lượng nặng, đề nghị đưa về đất liền điều trị. Nệnh nhân được đưa về Bệnh viện Quân y 175 an toàn, hiện các bác sỹ đang tích cực theo dõi tình trạng bệnh nhân.

Bộ Y tế vừa phân bổ thêm hơn 2,6 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tổng cộng đã có hơn 9,66 triệu liều vaccine phòng COVID-19 được phân bổ để phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho trẻ ở nhóm tuổi này. Theo VnExpress, tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế điều chuyển hơn 186.000 liều vaccine COVID-19 Pfizer, hạn sử dụng đến ngày 30/6 đến nơi cần thiết hơn.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn