WHO dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới - Ảnh: Reuters
Việt Nam giám sát chặt bệnh đậu mùa khỉ, 4 triệu chứng sán lá gan nhỏ
Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 22/5/2022
Bệnh đậu mùa khỉ đã lan sang 12 nước, WHO họp khẩn
TP.HCM: 79 ổ dịch sốt xuất huyết, báo động dịch tay chân miệng
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh này: Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo, Gabon, Ghana, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo, Sierra Leone và Nam Sudan.
Giới chức y tế nhiều quốc gia đang tiếp tục theo dõi bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, nhưng các chuyên gia cho rằng rất ít khả năng này sẽ gây ra đại dịch như COVID-19. TS Maria Van Kerkhove - nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay: "Đậu mùa khỉ lây lan qua việc tiếp xúc gần với cơ thể, da chạm da. Điều này hoàn toàn khác sự lây lan của COVID-19". Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ là nổi phát ban thường bắt đầu trên mặt, rồi sau đó lan sang tay chân và các bộ phận khác của cơ thể.
Trong nước, số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết đang tăng mạnh so với thời gian trước đó. Tại Đồng Nai, số ca mắc sốt xuất huyết cộng dồn từ đầu năm đến nay đã hơn 2.200 ca, trong đó có 2 ca tử vong. Theo dự báo của các chuyên gia, đỉnh dịch sốt xuất huyết có thể rơi vào khoảng tháng 6, tháng 7.
Một trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết thể não, khó điều trị và dễ mắc các biến chứng nguy hiểm là trẻ béo phì, thừa cân. Theo báo Sức khỏe & Đời sống, TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cảnh báo: "Những trường hợp trẻ dư cân béo phì, khi cơ thể bị sốt xuất huyết Dengue tấn công sẽ có phản ứng nhiều hơn và mạnh hơn so với những trẻ bình thường khác. Một trong những phản ứng đó chính là trẻ dễ sốc, sốc nặng và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm." Phụ huynh của trẻ thừa cân, béo phì cần theo dõi con sát sao, ưu tiên nhập viện ngay cả khi trẻ chưa có dấu hiệu cảnh báo như đau bụng, nôn ói nhiều, hoặc xuất huyết.
Ngày 24/5, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống một trường hợp bị ngộ độc Gama Hydroxy-butyrate - còn gọi là "ma túy nước biển". Người nhà cho biết, bệnh nhân cùng bạn đi nhậu và hòa chất kích thích này vào rượu để uống. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện tình trạng lơ mơ, vật vã, cơ tim và cơ vân tổn thương nặng nề dẫn tới suy thận nặng.
TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân – Khoa Bệnh Nhiệt đới của bệnh viện cho biết, “ma túy nước biển” rất nguy hiểm, nếu uống quá liều, người dùng có thể bị rơi vào hôn mê, ngưng hô hấp, có thể tử vong. Điều này cũng có thể lý giải cho trường hợp một người trong nhóm bạn của bệnh nhân bị gục chết trên xe lúc về nhà mà không rõ nguyên nhân.
Bình luận của bạn