Ngày Thị giác Thế giới: 5 bệnh mạn tính có thể ảnh hưởng đến thị lực

Chăm sóc mắt là điều không thể xem nhẹ, đặc biệt ở người có bệnh mạn tính

Cách phòng viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt vào mùa mưa

Trẻ nhỏ bị viêm kết mạc có phải dùng kháng sinh không?

Vì sao cần bổ sung chất chống oxy hóa khi thời tiết chuyển mùa?

Đái tháo đường: Bị giảm thị lực, nhìn thấy vệt đen trước mắt phải làm sao?

Đây là chia sẻ của TS.BS Nhãn khoa Priyanka Singh, làm việc tại Trung tâm Mắt Neytra, New Delhi (Ấn Độ) về các vấn đề sức khỏe mạn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực của bạn.

Đái tháo đường

Lượng đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây hại cho các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả mạch máu ở võng mạc. Các mạch máu nhỏ đi vào võng mạc có thể chảy máu hoặc rò rỉ nếu lượng đường hạn chế chúng. Sự rò rỉ này có thể làm cho mắt chứa đầy chất lỏng, khiến cho võng mạc mở rộng và làm giảm thị lực. Tình trạng này được gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường.

Tăng huyết áp

Người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi các vấn đề về mắt

Người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi các vấn đề về mắt

Tăng huyết áp có thể làm cho các mạch máu ở võng mạc dày lên, điều này sẽ làm giảm lượng máu đến võng mạc. Nếu không nhận được đủ lưu lượng máu, các mô mỏng manh trong mắt sẽ bị thương, có thể dẫn đến phù hoàng điểm và xuất huyết dịch kính, tổn thương dây thần kinh thị giác và tích tụ chất lỏng dưới võng mạc. Tình trạng này được gọi là bệnh võng mạc tăng huyết áp.

Đa xơ cứng

Lớp vỏ myelin có vai trò bảo vệ dây thần kinh thị giác và hỗ trợ truyền tín hiệu nhanh chóng từ mắt đến não có thể bị tổn thương khi hệ miễn dịch suy giảm ở người bệnh đa xơ cứng. Điều này có thể dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác, thậm chí là mất thị lực nhanh chóng. Bạn có thể gặp các triệu chứng như đau mắt, mờ mắt, thị lực giảm, đau đầu, một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh tuyến giáp

Nghiên cứu cho thấy có sự tương đồng giữa các thụ thể có trong các tế bào phía sau mắt và các thụ thể được tìm thấy trong các tế bào tuyến giáp. Chẳng hạn như ở người bệnh graves (hay basedow), tuyến giáp hoạt động quá mức có thể làm tổn hại đến các tế bào phía sau mắt. Điều này gây ra các vấn đề về mắt ở người bệnh graves như kích ứng mắt, sưng mí mắt, đỏ mắt, viêm kết mạc, tăng nhãn áp, và song thị (nhìn thấy 2 hình của cùng 1 vật). Một số trường hợp nặng có thể chèn ép dây thần kinh thị giác, làm giảm chuyển động của mắt, khó nhắm mắt, loét giác mạc, thậm chí mất thị lực.

Viêm khớp dạng thấp và các bệnh tự miễn khác

Trong các bệnh rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA) và lupus ban đỏ hệ thống (SLE), hệ miễn dịch bắt đầu tấn công chính các mô của cơ thể. Do đó, các thành phần của màng bồ đào bao gồm mống mắt, thể mi và màng mạch (hắc mạc) có phản ứng viêm, dẫn đến viêm màng bồ đào tự miễn. Tình trạng này có thể gây viêm ở mọi bộ phận của mắt, nguy cơ mất thị lực đột ngột, đau mắt dữ dội và tăng áp lực mắt.

 
Nguyễn Thanh (Theo healthshots.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt