Tại sao cần quan tâm tới sức khỏe tinh thần của trẻ?

Sức khỏe tinh thần của trẻ là một yếu tố quan trọng, các bậc phụ huynh cần chú ý nhiều hơn

Phân biệt stress thông thường với rối loạn tâm lý

Cảnh báo: 67% trẻ tăng động giảm chú ý có kèm theo rối loạn tâm lý

Trẻ rối loạn tâm lý khi ở nhà tránh dịch COVID-19: Cha mẹ nên làm gì?

7 sự thật về chứng rối loạn tâm thần ở người bệnh Parkinson

Tại sao sức khỏe tinh thần của trẻ lại quan trọng?

Trên thực tế, sức khỏe tinh thần (hay sức khỏe tâm thần) rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Sức khỏe tinh thần bao gồm sự thoải mái về cảm xúc, tâm lý và xã hội. Chúng thường ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Ngoài ra, sức khỏe tinh thần còn xác định cách một cá nhân xử lý căng thẳng, xử lý các vấn đề liên quan đến người khác và đưa ra lựa chọn.

Đặc biệt, sức khỏe tinh thần của trẻ rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng đến cách trẻ sinh hoạt ở nhà, ở trường và trong cộng đồng. Một đứa trẻ mắc rối loạn tâm thần có thể gặp phải tình trạng chậm phát triển, chậm tạo ra các mốc cảm xúc lớn, cũng như gây gián đoạn trong việc học các kỹ năng xã hội thông thường, kỹ năng đối phó với các vấn đề trong cuộc sống cũng kém hơn…

Nhiều số liệu thống kê cho thấy, có gần 2/3 trẻ có vấn đề về sức khỏe tinh thần, đã được chẩn đoán nhưng gần như không nhận được sự giúp đỡ hoặc điều trị thích hợp. Bạn có thể tham khảo infographic sau để hiểu thêm về thực trạng sức khỏe tinh thần của trẻ:

tam-than

Dấu hiệu cảnh báo trẻ gặp phải vấn đề về sức khỏe tinh thần

Dù các dấu hiệu cảnh báo có thể thay đổi theo độ tuổi, song cha mẹ nên chú ý tới một số dấu hiệu sau. Chúng có thể cảnh báo trẻ đang cần sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý:

- Trẻ bị giảm thành tích học tập bất thường.

- Thường bị điểm kém dù trẻ đã rất cố gắng.

- Trẻ thường xuyên có biểu hiện lo lắng, lo âu.

- Trẻ nhiều lần không muốn đi học, từ chối tham gia các hoạt động bình thường.

- Trẻ trở nên tăng động hoặc bồn chồn.

- Trẻ gặp ác mộng triền miên.

- Trẻ không vâng lời, liên tục gây hấn với mọi người xung quanh.

- Trẻ thường xuyên nổi cơn thịnh nộ.

- Trẻ bị trầm cảm, buồn bã hoặc cáu kỉnh quá mức.

- Trẻ từng nghĩ tới hoặc cố tự tử.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đặc biệt chú ý nếu con phải trải qua các tình huống khó khăn, ví dụ như thay đổi môi trường sống (chuyển trường, chuyển nhà), cha mẹ ly hôn/ly thân, mất đi các thành viên trong gia đình, trải qua các thảm họa thiên nhiên, trẻ bị bắt nạt/trêu chọc, trẻ gặp khó khăn tại trường học…

 

Để chăm sóc tốt hơn tới sức khỏe tinh thần/tâm thần cho trẻ em Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương đã khánh thành và đưa vào hoạt động cơ sở mới của Khoa Tâm Thần vào ngày 28/4 vừa qua.

Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tọa lạc trên khu vực tầng 1 và tầng 2 khối nhà 2 tầng, trong khuôn viên của Bệnh viện Nhi Trung ương. Với 3 phòng khám ngoại trú, 4 phòng test tâm lý, khoa có thể đáp ứng yêu cầu khám bệnh cho khoảng 120 - 150 lượt bệnh nhân mỗi ngày. Ngoài ra, khoa còn có 15 giường điều trị nội trú, 2 phòng trị liệu tâm lý tại đơn vị điều trị nội trú. Tổng số nhân lực của khoa hiện có 30 cán bộ công nhân viên, trong đó bao gồm 9 bác sĩ, 13 điều dưỡng, 6 cán bộ tâm lý, 2 giáo viên giáo dục đặc biệt.

Nhiệm vụ chính của Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương là khám, đánh giá, làm trắc nghiệm tâm lý, chẩn đoán, điều trị dược lý, trị liệu tâm lý các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em. Ngoài ra, khoa còn đảm nhiệm việc thực hiện chăm sóc tâm lý trẻ nằm viện, hội chẩn liên khoa, hội chẩn liên ngành, giám định y khoa, cấp giấy xác nhận tình trạng bệnh tật…

Cơ sở mới của Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đi vào hoạt động sẽ giúp bệnh viện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người bệnh, qua đó góp phần chăm sức khoẻ tốt nhất cho trẻ em Việt Nam.

Vi Bùi (Theo Rosemanmedicalgroup/Benhviennhitrunguong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ