Tôi có nên tiếp tục điều trị bệnh thừa sắt bằng cách lấy máu không?

Lấy máu được đánh giá là một phương pháp điều trị bệnh thừa sắt an toàn và hiệu quả

Thiếu sắt và thừa sắt gây ảnh hưởng đến gan thế nào?

Làm gì khi cơ thể bị thừa sắt?

7 biến chứng nguy hiểm do thừa sắt trong cơ thể

Thực phẩm thừa sau Tết bảo quản thế nào để không bị hỏng?

TS.BS. Martin Scurr - Trưởng Ban biên tập chuyên mục y tế cho tờ Daily Mail (Anh), trả lời:

Chào bạn!

Bệnh thừa sắt (haemochromatosis) là một rối loạn gây ra do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt từ thức ăn. Thời gian đầu ở một số người, bệnh không gây ra triệu chứng, nhưng nếu không điều trị sẽ có nguy cơ tích tụ quá nhiều chất sắt, từ đó dẫn đến tổn thương khớp hoặc gan.

 

Một số triệu chứng thường gặp ở người thừa sắt bao gồm: Mệt mỏi, giảm hứng thú tình dục, liệt dương, đau bụng, năng lượng thấp, đau khớp...

Phương pháp lấy máu, hoặc loại bỏ nửa lít máu định kỳ (ví dụ, cứ sau vài tháng), giúp kiểm soát mức độ sắt trong cơ thể. Mục đích là để duy trì mức ferritin (sắt dự trữ - một chỉ số đánh giá chất lượng máu) dưới 500ng/ml.

Trong bức thư dài của bạn, có vẻ như bác sỹ đa khoa đang theo dõi chặt chẽ tình trạng ferritin và bạn không cần phải truyền thêm máu.

Nhưng có thể có một yếu tố khác, bạn có đề cập đến việc mắc bệnh đa xơ cứng (MS) - một dạng bệnh tự miễn có khả năng ảnh hưởng đến tế bào thần kinh ở tủy sống và não.

Bệnh đa xơ cứng cũng có thể làm tăng nồng độ ferritin và điều đó khiến tôi thắc mắc về chẩn đoán bệnh thừa sắt 20 năm trước (trước khi có xét nghiệm di truyền), tức là liệu bệnh đa xơ cứng có phải là nguyên nhân thực sự khiến bạn có mức độ sắt cao hay không. Nếu đúng như vậy, điều này có thể giải thích tại sao mức ferritin của bạn không tiếp tục tăng.

Tốt nhất, tôi khuyên bạn nên đến gặp trực tiếp các bác sỹ để thăm khám và được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

Lê Tuyết (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi