Thực phẩm thừa sau Tết bảo quản thế nào để không bị hỏng?

Một vài mẹo nhỏ giúp chị em nội trợ xử đồ ăn thừa sau Tết

Cẩn trọng bảo quản thực phẩm Tết

Tăng cường kiểm tra cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chợ đầu mối... để đảm bảo Tết an toàn

Những thực phẩm Tết dễ gây ngộ độc

Thực phẩm Tết: Ăn gì hết lo?

Sau mỗi dịp Tết, các bà nội trợ lại đối mặt với việc bảo quản hàng loạt thực phẩm thừa như: Bánh chưng, bánh tét, thịt gà, rau củ.... mà nếu không biết cách, rất dễ khiến đồ ăn bị hỏng, phải vứt bỏ vô cùng lãng phí hoặc nếu cố ăn lại gây ảnh hưởng sức khoẻ.

Dưới đây là một số gợi ý bảo quản thực phẩm sau Tết dành cho các bà nội trợ:

Đối với các loại thực phẩm chín

Thời tiết mùa Xuân thường nồm ẩm, ấm dần lên thì những thực phẩm đã nấu chín như: Bánh chưng, thịt gà luộc, giò… rất dễ bị hư hỏng. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo các cách bảo quản với từng loại thực phẩm riêng như sau:

- Các loại bánh chưng nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng bọc thực phẩm bao kín. Khi lấy bánh trong tủ lạnh ra, cần luộc, hấp lại trước khi ăn hoặc rán để thay đổi khẩu vị.  Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc và chỉ sử dụng phần không bị hỏng.

Mâm cỗ Tết rất nhiều món như bánh chưng, giò, chả...

Mâm cỗ Tết rất nhiều món như bánh chưng, giò, chả...

- Giò chả có nhiều loại: Giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào... và đều nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C để thực phẩm được an toàn và giữ được lâu hơn. Khi bảo quản đúng cách, giò chả sẽ giữ được 4 - 6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí có thể giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá.

Đối các loại thực phẩm tươi sống

Rau, hoa quả còn thừa sau ngày Tết đây là loại thực phẩm tươi rất dễ hỏng. Nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nên nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ và để ở nơi thoáng mát.

Rau củ tươi nếu không được bảo quản tốt sẽ rất nhanh hỏng

Rau củ tươi nếu không được bảo quản tốt sẽ rất nhanh hỏng

Khi cho vào tủ lạnh, bạn nên rửa sạch rau, để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín hoặc bảo quản trong túi và đóng kín miệng túi bằng cách sử dụng máy đóng gói thực phẩm hoặc máy hút chân không. Sau đó, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, bạn cũng rửa sạch, để ráo, cho vào túi buộc kín hoặc hút chân không hoa quả trước khi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.

Đối với thực phẩm đông lạnh

Với thực phẩm đông lạnh, bạn chỉ nên rã đông một lượng thực phẩm vừa đủ ăn, không nên rã đông toàn bộ. Nếu rã đông toàn bộ, bạn nên nấu hết, không đông lạnh lại thực phẩm đó. Bởi việc đông lạnh đi đông lạnh lại thực phẩm là một trong những nguyên nhân làm tăng sự phát triển ở các vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người, dễ làm bạn bị ngộ độc thực phẩm hay mắc các chứng bệnh nguy hiểm khác.

Khi chế biến thực phẩm đông lạnh, nên sử dụng thực phẩm được mua trước, sau đó mới tới thực phẩm được mua sau, tránh để thực phẩm đông lạnh quá lâu, nấu ăn sẽ không còn ngon và bổ dưỡng nữa.

Thực phẩm đông lạnh chỉ nên rã lượng vừa đủ ăn

Thực phẩm đông lạnh chỉ nên rã lượng vừa đủ ăn

Các bà nội trợ cũng cần lưu ý, tủ lạnh được sử dụng để lưu trữ thực phẩm nên cũng là nơi tích tụ lượng vi khuẩn khá cao. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh, lau chùi tủ lạnh, tạo môi trường thông thoáng không cho vi khuẩn tích tụ gây hư hỏng thực phẩm, tác động xấu đến sức khỏe. Không mở cửa tủ lạnh khi không cần thiết vì sẽ làm các vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm bên trong tủ. Đồng thời, sau khi vệ sinh, có thể dùng giấm chua hoặc nước cốt chanh để khử mùi hôi, hạn chế các mùi thực phẩm trong tủ lạnh...

 
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng