Phải làm gì khi bị chảy máu cam thường xuyên?

Chảy máu cam là tình trạng có máu chảy ra từ 1 bên hoặc cả 2 bên mũi

Chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

6 nguyên nhân thường gặp gây chảy máu mũi

Tăng huyết áp có gây chảy máu mũi không?

Vì sao bé chảy máu mũi khi trời lạnh?

TS.BS. Martin Scurr - Trưởng Ban biên tập chuyên mục y tế cho tờ Daily Mail (Anh), trả lời:

Chào bạn!

Chảy máu cam có 2 loại - chảy máu cam mũi trước và chảy máu cam mũi sau - tùy thuộc vào việc chảy máu bắt nguồn từ mạch máu nào.

Chảy máu cam mũi trước là dạng phổ biến và ít nghiêm trọng hơn. Chúng bắt đầu gần phía trước mũi ở một điểm mà 3 động mạch hội tụ trong vách ngăn ở giữa mũi của bạn. Tốt nhất, bạn nên ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn. Bóp cánh mũi. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy.

Với chảy máu cam mũi sau có thể đáng lo ngại và xuất hiện thường xuyên hơn. Nó thường bắt đầu ở một nhánh của động mạch sphenopalatine (động mạch bướm - vòm miệng), có thể diễn ra nhanh và nghiêm trọng. Không thể kiểm soát được tình trạng chảy máu cam mũi sau bằng cách bịt mũi và cần được chăm sóc chuyên khoa.

Từ mô tả trong bức thư mà bạn gửi tới, có vẻ như bạn bị chảy máu cam mũi trước. Việc bạn hỏi liệu chúng có phải do tập thể dục hoặc nghiêng người khi làm vườn gây ra hay không, nhưng tôi nghĩ điều này khó xảy ra vì việc cúi người thường không phải là nguyên nhân gây chảy máu cam. Một nguyên nhân phổ biến hơn đó là không khí khô, vì nó có thể gây kích ứng niêm mạc mũi.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

- Dùng aspirin liều thấp, warfarin và các loại thuốc khác để ngăn ngừa cục máu đông.

- Một số loại thuốc hạ sốt, đặc biệt là thuốc xịt steroid trong mũi, có thể làm chảy máu cam dễ xảy ra hơn.

- Các nghiên cứu lớn gần đây đã xác nhận rằng tăng huyết áo cũng có thể là một yếu tố gây chảy máu cam.

Chảy máu cam tái phát có thể gây khó chịu và sẽ mất khoảng 48-72 giờ để các mạch máu phía sau chỗ chảy máu mũi trước lành lại, nghĩa là bạn có thể an toàn để tiếp tục cuộc sống bình thường.

Để đề phòng bệnh tái phát, tôi đề xuất biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để giúp ngăn ngừa niêm mạc mũi của bạn bị khô. Trộn 1 thìa cà phê muối ăn và 1 thìa cà phê bột nở trong nửa lít nước đun sôi để nguội (bạn có thể để nước này trong tủ lạnh tối đa 30 ngày). Bạn nhỏ một lượng vừa đủ dung dịch này vào lòng bàn tay hít chúng lên mũi từ 1-2 lần/ngày.

Tuy nhiên, để tình trạng bệnh được cải thiện hiệu quả nhất, tôi khuyên bạn nên gặp bác sỹ để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 
Lê Tuyết (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi