Tổng quan về suy mạch vành: Đây có phải một bệnh nguy hiểm?

Suy mạch vành có thể làm giảm máu giàu oxy tới tim

Xơ vữa, hẹp mạch vành 50% có nặng không, cần phẫu thuật chưa?

Bị suy tim nặng làm sao để giảm khó thở, ngủ ngon hơn?

Suy tim độ 2 sống được bao lâu, làm sao kéo dài tuổi thọ?

Tắc hẹp mạch vành 50% nên điều trị thế nào?

Bệnh suy mạch vành là gì?

Suy mạch vành là tình trạng tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, làm ảnh hưởng đến khả năng nuôi dưỡng tế bào cơ tim. Căn bệnh này còn được gọi là bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch hay thiểu năng vành.

Bình thường, tim được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch vành bao quanh tim, cung cấp máu giàu oxy và các dưỡng chất. Tuy nhiên, khi động mạch vành bị tổn thương, các mảng xơ vữa hình thành và phát triển trong lòng động mạch. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến cơ tim, biểu hiện bởi triệu chứng điển hình là cơn đau thắt ngực và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như cơn nhồi máu cơ tim, suy tim nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây suy mạch vành

Nhiều chuyên gia cho rằng, suy mạch vành có thể bắt đầu với tổn thương ở lớp bên trong mạch vành. Tổn thương này có thể xảy ra từ khi bạn còn rất trẻ. Mảng xơ vữa có thể tích tụ dọc theo thành mạch máu, về lâu dài có thể gây viêm, khiến lòng mạch máu trở nên “dính” hơn. Do đó, các tế bào bị viêm, lipoprotein và calci bám vào mảng xơ vữa khi di chuyển trong lòng mạch máu.

Đặc biệt, mảng xơ vữa tích tụ sẽ khiến thành động mạch phình ra phía ngoài, nhưng đồng thời lại hẹp lại ở trong lòng mạch.

Mảng xơ vữa hình thành có thể làm giảm khả năng lưu thông máu

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến động mạch vành, là nguyên nhân dẫn đến quá trình hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Trong đó có những nguyên nhân, yếu tố có thể tác động làm giảm như:

- Mắc các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu...

- Lười vận động thể lực.

- Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ không thể tác động như:

- Tuổi: 50 tuổi với nam giới và 55 tuổi với nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn.

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc suy mạch vành hay các bệnh lý tim mạch cao hơn nữ. Tuy nhiên, nguy cơ ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh tăng cao hơn.

- Tiền sử gia đình: Nguy cơ bệnh mạch vành sẽ cao hơn đối với người có người thân trong gia đình mắc suy mạch vành.

Các triệu chứng cảnh báo suy mạch vành

Đau tức ngực, nặng ngực, hay mệt mỏi… có thể cảnh báo bệnh suy vành

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh suy mạch vành tim phải kể tới cơn đau thắt ngực. Cơn đau này được mô tả là cảm giác đau thắt dưới xương ức, nặng ngực, lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực lớn, đôi khi có thể có cảm giác nhói buốt, bỏng rát ở vùng ngực.

Ngoài đau tức ngực, suy mạch vành còn có thể khiến bạn thấy mệt mỏi, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, đau ở cánh tay, lưng, hàm, cổ, vai.

Với phụ nữ bị suy mạch vành, triệu chứng có thể nhẹ hơn như cảm giác nặng ngực, buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi, khó thở.

Ngoài ra, suy mạch vành còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như tim đập nhanh, đánh trống ngực, hụt hơi… Thậm chí với một số người có ngưỡng chịu đau cao, họ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên đây.


Suy mạch vành có thể gây ra biến chứng nguy hiểm gì?

Suy mạch vành nguy hiểm bởi các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể các biến chứng bao gồm:

- Rối loạn nhịp tim (dạng phổ biến nhất là rung nhĩ): Do tim bị tổn thương hoặc thiếu máu cơ tim, suy mạch vành có thể gây rối loạn nhịp tim. Về lâu dài, điều này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, dẫn tới hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim.

- Nhồi máu cơ tim: Khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, một phần cơ tim sẽ không nhận được máu giàu oxy, dẫn tới đau tim, nhồi máu cơ tim.

- Suy tim: Tình trạng này xảy ra khi trái tim suy yếu tới mức không cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể. Suy tim có thể do thiếu máu cơ tim lâu ngày, hoặc do tổn thương sau cơn đau tim.

Điều trị suy mạch vành

Suy mạch vành mạn tính đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp điều trị. Trong đó, các cách điều trị suy mạch vành bao gồm:

Thay đổi lối sống lành mạnh có thể làm chậm tiến triển suy mạch vành

- Thay đổi lối sống lành mạnh hơn: Với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, người bệnh suy vành có thể làm thuyên giảm các triệu chứng gặp phải và làm chậm tiến triển của bệnh. Cụ thể bạn cần:

+ Bỏ thuốc lá.

+ Hạn chế rượu bia, da, mỡ, phủ tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo chuyển hóa, muối và đường.

+ Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

+ Kiểm soát đường huyết, huyết áp nếu bạn mắc đái tháo đường hay tăng huyết áp.

+ Tập thể dục đều đặn, vừa sức. Đặc biệt việc đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ - mạch máu nhỏ dưới vị trí tắc hẹp nhằm phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim cho bạn.

+ Duy trì cân nặng ổn định.

+ Kiểm soát tốt căng thẳng, tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho lòng mạch dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển.

- Dùng thuốc: Một số loại thuốc điều trị suy mạch vành bao gồm thuốc giảm đau thắt ngực, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci, thuốc hạ cholesterol, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB)…

Các loại thuốc này giúp giảm cơn đau thắt ngực, ổn định mảng xơ vữa và giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng aspirin liều thấp mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim, đột quỵ ở người trên 50 tuổi, có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

- Can thiệp, phẫu thuật: Trường hợp suy mạch vành nặng, mức độ tắc hẹp > 75% với mảng xơ vữa mềm, dễ nứt vỡ hay không còn đáp ứng với thuốc điều trị bạn sẽ được chỉ định can thiệp hay phẫu thuật mạch vành.

+ Nong mạch bằng bóng qua da, đặt stent… nhằm nới rộng lòng động mạch vành để cải thiện tình trạng tắc hẹp, giúp máu lưu thông tốt trở lại.

+ Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Sử dụng đoạn ống ghép bằng tĩnh mạch hay động mạch làm “cầu nối” đến phía sau đoạn mạch vành bị tắc hẹp.

Dù can thiệp hay phẫu thuật cũng chỉ là giải pháp tình thế và người bệnh hoàn toàn có thể bị tái tắc hẹp trở lại. Do vậy điều trị nội khoa vẫn là giải pháp tối ưu nhất. Trong đó, cùng với thuốc điều trị, sử dụng giải pháp hỗ trợ cho người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành sẽ là hướng điều trị nội khoa tích cực nhất.

Sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến tim làm giảm triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, đồng thời ức chế mảng xơ vữa giúp giảm tắc hẹp và ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Để đạt được hiệu quả này, bạn nên lựa chọn sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được truyền thông trong nước cũng như quốc tế công nhận. 

Vi Bùi H+ (Theo Webmd)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Dùng cho người bệnh tim mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tạp chí quốc tế cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....) và người có nguy cơ tim mạch như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch