TPCN cho người mắc hội chứng ruột kích thích

TPCN có thể giúp giảm các triệu chứng của IBS

Tăng nguy cơ viêm ruột, hen khi trẻ dùng kháng sinh

Phát hiện sớm để trị dứt điểm ung thư ruột già

Phòng nhiễm giun đường ruột ở trẻ em

Cứu sống bé 1 ngày tuổi bị tắc ruột

Hoại tử ruột vì đặt vòng tránh thai quá lâu

Giáo sư, Bác sỹ Tieraona Low Dog, chuyên gia về TPCN Đại học Arizona, nước Mỹ nói rằng: “Tôi không có nhiều sự hỗ trợ về y học thông thường cho các bệnh nhân IBS. Những gì tôi có là giúp bạn sống tốt bằng những gì tự nhiên mang lại trong TPCN”.

Bổ sung Probiotics

Probiotics là những vi khuẩn được bổ sung cho quần thể vi khuẩn đường ruột, giúp "cân bằng" hệ vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, cơ chế của probiotics đối với các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích vẫn còn là một điều bí ẩn với các nhà khoa học.

Một số nghiên cứu lâm sàng nhỏ đã cho thấy hiệu quả của việc kết hợp giữa probiotics và prebiotics (thành phần thực phẩm bổ sung và kích thích hoạt động của quần thể vi khuẩn tự nhiên của đường ruột) làm cải thiện đáng kể các triệu chứng cuả IBS như: đau bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy bất thường.

Probiotics bổ sung cho hệ vi khuẩn đường ruột

Bác sỹ Lawrence Schiller – bệnh viện Dallas Mỹ nói rằng ông rất khuyến khích việc bệnh nhân IBS dùng các TPCN bổ sung probiotics. Ông cho biết hiện nay chưa có một nghiên cứu nào cho biết bao nhiêu probiotics là đủ cho từng người trong khi ngoài thị trường, người dân đang bị “choáng ngợp” với sự tràn lan của các loại sản phẩm TPCN từ sữa probiotics.

Prebiotics hay chất là loại chất xơ thực phẩm. Prebiotics có nhiều trong sữa mẹ (Sữa mẹ có 15-23g/l prebiotics trong sữa non và 8-12g/l prebiotics trong sữa thường) là tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như bột yến mạch và ngũ cốc khác, và nhiều loại trái cây và rau quả , bao gồm atisô, măng tây, hành tây và chuối.

Bổ sung chất xơ

Vai trò của chất xơ với các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích vẫn còn gây tranh cãi.  Một số loại chất sơ thậm chí còn làm cho tình trạng của bệnh nhân trở lên tồi tệ hơn do nó gây đầy hơi và có hại với những người bị táo bón. Tuy nhiên, chất xơ hoà tan lại có thể giúp đỡ được các bệnh nhân này.

Đó là Psyllium, một chất xơ hoà tan có tác dụng giảm đau đáng kể cho các bệnh nhân IBS bị táo bón hoặc tiêu chảy và đau bụng. Bác sỹ Lawrence Schiller cho biết một số bệnh nhân của ông đã cải thiện được tình trạng của mình nhờ psyllium. “Cho dù là dạng bột, viên nén, hay các món ăn, psyllium đều đã chứng minh được hiệu quả của mình” – ông Lawrence Schiller cho biết.

Tiến sỹ Low Dog cũng thường chỉ định psyllium cho các bệnh nhân táo bón: “Psyllium còn có lợi ích cho các bệnh tim mạch, đây là một loại chất xơ có lợi.”

Ngoài psyllium, guar gum và calci polycarbophil cũng là hai chất xơ hoà tan có thể được ứng dụng khá tốt cho các bệnh nhân mắc hội chứng này.

Psyllium cải thiện tình trạng táo bón và tiêu chảy

Bổ sung thảo dược

Một số loại thảo dược, đặc biệt là dầu bạc hà có thể làm giảm các triệu chứng tiêu chảy bằng cách làm chậm thời gian tạo phân. Dầu bạc hà được đánh giá cao hơn và lành tính hơn nhiều so với các loại thuốc chống co thắt ruột trước đây. Đây cũng là ưu tiên đầu tiên cho các bệnh nhân mắc IBS bị táo bón hoặc tiêu chảy nhẹ.

Đối với những bệnh nhân không thích dầu bạc hà hoặc bị dị ứng, các bác sỹ có thể tư vấn người bệnh sử dụng pectin hoa cúc để thay thế.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng ruột kích thích thường gây ra chuột rút, đau bụng, đầy hơi khí, tiêu chảy và táo bón. Mặc dù có những dấu hiệu và triệu chứng khó chịu, IBS không gây tổn thương vĩnh viễn đến ruột già.
Hầu hết những người bị IBS thấy các triệu chứng cải thiện khi họ học cách kiểm soát tình trạng. Chỉ có một số nhỏ những người bị hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách quản lý lối sống, chế độ ăn uống và căng thẳng.
Tiêu Thạch H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa