10 tác hại khi uống nhiều rượu nhiều người không biết

Chất cồn trong rượu có thể hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể

Uống rượu bị hạ huyết áp là bị làm sao?

Thực hư uống rượu vang đỏ để chống sâu răng

Video: Đau đầu sau khi uống rượu - Nguyên nhân vì sao?

Uống rượu ở tuổi vị thành niên, tăng nguy cơ mắc bệnh gan?

Trầm cảm

Khi cơ thể phá vỡ các hóa chất trong rượu, sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não của bạn có thể gián đoạn. Do đó, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến bạn không vui. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm cho các tế bào não co lại và gây ra các vấn đề như trầm cảm.

Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây trầm cảm

Béo phì

Một trong những cách đơn giản nhất để kiểm soát cân nặng của bạn là không uống quá nhiều rượu. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rượu có thể là một yếu tố nguy cơ gây béo phì, đặc biệt là khi bạn thường xuyên uống rượu. 

Mất trí nhớ

Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn mà nó còn có thể gây mất trí nhớ ngắn hạn. Một nghiên cứu của Pháp được thực hiện với hơn 1 triệu người trưởng thành đã phát hiện ra rằng có 57.000 trường hợp mắc bệnh mất trí nhớ sớm. Trong số đó, gần 60% có liên quan đến việc uống nhiều rượu trong thời gian dài.

Gan nhiễm mỡ

Gan có nhiệm vụ chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm chúng ta ăn hoặc uống. Tuy nhiên, khi bạn uống quá nhiều rượu, gan sẽ bị quá tải và khiến chất béo bị tích lũy quá nhiều và gây bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, chất béo dư thừa này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm do rượu, xơ gan.

Bạn có thể bị gan nhiễm mỡ khi uống rượu bia nhiều

Đột quỵ

Ngay cả khi bạn không mắc các bệnh tim mạch, bạn vẫn có nguy cơ đột quỵ nếu uống nhiều rượu. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy những người uống nhiều rượu có nguy cơ đột quỵ cao hơn gần 40% so với những người không bao giờ uống rượu. Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn hiểu được mối quan hệ giữa uống rượu và đột quỵ. Tuy nhiên, nghiện rượu có liên quan đến tăng huyết áp - đây là một yếu tố nguy cơ đột quỵ lớn.

Tăng huyết áp

Uống nhiều rượu có thể khiến cơ thể giải phóng các hormone cortisol. Hormone này có thể làm cho các mạch máu bị co lại và khiến huyết áp của bạn bị tăng đột biến. Theo thời gian, mạch máu có thể bị cứng và ít co giãn hơn và có thể khiến bạn bị bệnh tăng huyết áp.

Uống nhiều rượu có thể khiến bạn bị tăng huyết áp

Bệnh cơ tim

Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể làm cho cơ tim của bạn yếu hơn và khiến bạn mắc bệnh giãn cơ tim do rượu. Khi mắc bệnh này, bạn có thể bị mệt mỏi, khó thở, sưng chân, nhịp tim không đều. Nó cũng có thể gây tổn thương tim và gây suy tim.

Viêm tụy

Rượu có thể là thủ phạm gây viêm tụy. Rượu cản trở hoạt động bình thường của tuyến tụy, nó thúc đẩy các tế bào tuyến tụy sản xuất enzyme tiêu hóa ngay bên trong ống tụy và gây viêm cơ quan này. Viêm tụy nặng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường và ung thư tuyến tụy (một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất).

Rượu có thể cản trợ hoạt động bình thường của tuyến tụy

Ung thư

Nghiện rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư miệng và ung thư cổ họng. Nguyên nhân là do khi được chuyển hóa trong cơ thể, nó có thể chuyển thành hóa chất độc hại acetaldehyde. Acetaldehyde có thể làm tổn thương cả DNA và protein trong cơ thể và gây tổn hại cho các tế bào của bạn. Rượu cũng tạo ra các gốc tự do, khiến các tế bào bị oxy hóa.

Viêm phổi và bệnh lao

Uống quá nhiều rượu có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị các loại vi khuẩn, virus bệnh tấn công. Trong đó, người nghiện rượu mạn tính có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và lao phổi hơn những người uống rượu ít

Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lao, viêm phổi

Làm tăng nguy cơ mắc HIV

Uống rượu không khiến bạn bị nhiễm HIV, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Do đó, nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm thì bạn có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn. Và một khi bạn mắc bệnh, nó có thể tiến triển nhanh hơn so với người không uống rượu.

Thanh Tú H+ (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp