"Nhà viết chèo trẻ sung sức nhất" Trần Đình Văn
Độc đáo lễ hội múa bông, chèo cạn
Đứt dây chằng chéo trước: Khi nào cần phẫu thuật?
Về Hoằng Quỳ xem chèo chải
Triển lãm các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu thành phố Bucheon tại Việt Nam 2013
Nhà viết chèo Trần Đình Văn
Tôi chưa có cơ hội xem nhiều vở chèo mà anh là tác giả dù ngày trước, anh cũng nhiều lần tặng giấy mời. Nhưng tôi rất ấn tượng với những chỉ vài lần được xem ấy.
Hồi tôi còn là sinh viên, còn làm công tác Đoàn, Hội, chúng tôi đã phải “cạnh tranh” với nhiều CLB, Hội và các trường đại học khác để mời anh về làm đạo diễn – biên kịch cho những tiểu phẩm trong các cuộc thi rất sinh viên.
May là chúng tôi có “tay trong” là một cô sinh viên dưới tôi 1 khóa – người yêu và sau này đã trở thành phu nhân của anh. Thế nên, chúng tôi dễ dàng “giành chiến thắng” trong việc mời anh về để chỉ đạo những tiểu phẩm, vở kịch. Và rất nhiều giải đặc biệt, giải nhất đã đến với chúng tôi nhờ “bàn tay nhào nặn” của anh.
Rồi công việc sau khi ra trường cuốn tôi đi. Thi thoảng gặp lại anh trong những hoạt động tình nguyện, tôi lại được anh chia sẻ về những thành công trong nghiệp viết chèo của anh.
Ở tuổi U40, Trần Đình Văn đã có số lượng khá lớn khá đồ sộ những tác phẩm chèo. Nhiều người cho rằng anh là "con nhà nòi" vì cha anh là nhà viết kịch nổi tiếng, người được mệnh danh là "vua chèo" Trần Đình Ngôn nên chuyện theo nghiệp viết chèo sẽ toàn hoa hồng.
Thực tế là sau gần hai chục năm làm nghề, Trần Đình Văn đã trải qua và thấu hiểu sự vất vả, cực nhọc của lao động sáng tạo. Có những kịch bản anh viết mà chỉ để “cất ngăn kéo”
Năm 1995, khi mới chỉ là sinh viên năm thứ tư, Trần Đình Văn tham gia Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc với vai trò tác giả chuyển thể. Vở diễn không đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhưng anh vẫn vững vàng với niềm tin "Nghề viết là nghề chín muộn nhất" nên không thể nóng vội
Để trang trải cho cuộc sống, thời gian đầu vào nghề, Trần Đình Văn đã phải làm đủ nghề, từ viết kịch bản quảng cáo, tiểu phẩm cho sân khấu không chuyên đến biên tập sách… Nhiều lúc, những công việc ngoài nghề có nguồn thu nhập cao hơn, hứa hẹn mức sống dễ chịu hơn đã tạo nên sức hấp dẫn ghê gớm.
Nhưng với Trần Đình Văn, chèo là tình yêu. Anh bền chí theo nghề và năm 2013, anh vinh dự được trao giải thưởng "Tác giả xuất sắc" với vở diễn "Đường trường duyên phận" của Nhà hát chèo Việt Nam tại Cuộc thi nghệ thuật chèo toàn quốc.
Anh vui, hạnh phúc không chỉ vì những cố gắng, nỗ lực của mình được đồng nghiệp ghi nhận mà còn vì sự biểu dương của lãnh đạo ngành, của các bậc tiền bối với tâm huyết và cống hiến của những người trẻ. Và anh quan niệm, giải thưởng ấy chỉ là một cột mốc, chưa phải là đích đến của một chặng đường còn rất dài và gian nan.
Nhưng “tác giả trẻ sung sức nhất của sân khấu chèo hiện nay” lại bất ngờ bị đánh gục vì cảm và ra đi vào chiều ngày 10/4/2015.
Thăng trầm bao nỗi gieo neo mấy chừng
Tơ tình vẫn quyện năm cung
Chắt bao tâm huyết hòa cùng men say
Màn nhung khép mở tháng ngày
Đường trường duyên phận còn đây nặng lòng...”
Trần Đình Văn
Một trái tim tình nguyện
Tôi biết anh Trần Đình Văn qua những hoạt động tình nguyện. Khi bắt đầu tham gia Hội Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo, tôi được nghe mọi người kể khá nhiều về Trần Đình Văn, tác giả của bài hát “Dưới ánh mai hồng” mà lớp lớp hội viên chúng tôi vẫn gọi là Hội ca.
Anh là một trong những thanh niên, học sinh, sinh viên đầu tiên dấn thân vào con đường vận động hiến máu nhân đạo. Khi đó, cụm từ hiến máu vẫn còn khá mới mẻ đối với thanh niên thủ đô
Các anh đã phải khắc phục khó khăn, thách thức để cùng nhau gây dựng, phát triển Hội Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo mà anh đóng vai trò là Thường trực Ủy ban Hội.
Với chúng tôi, khoảng thời gian được cùng anh nghêu ngao hát Dưới ánh mai hồng, Nhớ mãi một thời... là những giây phút đầy ý nghĩa khi tất cả cùng hòa nhịp của những trái tim tình nguyện.
Bình luận của bạn