Trẻ bị ho khi nào cần đi khám, điều trị ho cho trẻ thế nào?

Điều trị ho cho trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho

11 nguyên nhân khiến trẻ bị ho: Bố mẹ cần biết để điều trị đúng

Trẻ bị ho mãi không khỏi là mắc bệnh gì?

Trẻ bị ho có đờm, khi nào cần đi bệnh viện?

Trẻ bị ho khan: Điều trị như thế nào?

Trẻ bị ho khi nào cần đi khám?

 Đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây kèm theo ho: 

- Sốt cao trên 38 độ C. 
- Ngủ li bì, đau bụng, quấy khóc. 
- Ho kèm theo tiếng ồn đặc biệt hoặc ho kèm theo thở khò khè hoặc tiếng như huýt sáo. 
- Không ăn hoặc ăn rất ít. 
- Ho ra rất nhiều đờm, đờm có màu xanh hoặc có đốm đỏ hoặc có mùi hôi. 
- Trẻ lừ đừ hoặc vô cùng mệt mỏi sau khi ho. 
- Trẻ kêu đau ở phổi hoặc ngực sau khi ho. Ngực cũng đau khi chạm vào, có thể là do đau cơ hoặc xương sườn bị gãy, do ho thường xuyên và dữ dội. 
- Trẻ thường nôn sau khi ho. 
- Trẻ thở hổn hển trong cơn ho và không thể phát ra bất kỳ âm thanh nào từ miệng. 
- Môi trẻ chuyển sang màu xanh sau một vài phút ho. 
- Trẻ lả đi sau một cơn ho dữ dội.

Điều trị ho cho trẻ nhỏ bằng cách nào?

Để điều trị ho cho trẻ cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho. Dưới đây là một vài biện pháp giúp điều trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

- Thuốc kháng sinh có thể được bác sỹ kê đơn nếu ho là do nhiễm khuẩn. Liều kháng sinh tùy thuộc vào bệnh, độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

- Thuốc giảm đau như acetaminophen (tên thương hiệu Tylenol), được sử dụng để làm giảm bớt sự khó chịu liên quan đến ho, cũng như hạ sốt.

- Thuốc dự phòng sẽ được sử dụng nếu ho là do hen suyễn hoặc xơ nang. Những loại thuốc này làm giảm tình trạng bệnh, cắt cơn ho. Thuốc cũng có thể được sử dụng để làm giảm tần suất trào ngược acid dạ dày thực quản. 

- Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm ho do dị ứng. Nghỉ ngơi cũng cần thiết trong trường hợp nhiễm virus (hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phải chiến đấu để chống lại virus, không cần dùng thuốc). 

- Phẫu thuật nếu do dị tật tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng và những bất thường về hộp sọ gây ho mạn tính. 

Có nên cho trẻ uống thuốc ho

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi uống thuốc ho. Cơ quan này cũng nói rằng các loại thuốc đó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ đe dọa tính mạng. 

Trước khi cho trẻ uống thuốc ho, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ, chuyên gia

Học viện Nhi hoa Mỹ cho rằng, tốt nhất là nên tránh xa các loại thuốc ho không kê đơn, cho đến khi trẻ được 4 tuổi. Thay vì cho trẻ uống thuốc ho, bạn hãy thử áp dụng các biện pháp tự nhiên tại nhà sau khi tham khảo ý kiến bác sỹ nhi. 

Những biện pháp giúp phòng ngừa ho cho bé

Vệ sinh sạch: Virus gây bệnh đường hô hấp có thể lây truyền khi người bị bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu một người nào đó trong gia đình bị cảm lạnh hoặc viêm phổi, hãy giữ trẻ tránh xa họ. Người bệnh cũng nên ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy. Luôn rửa tay trước khi chăm sóc trẻ. Các đồ chơi của trẻ cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ. 

Theo dõi các tác nhân gây ho: Nếu trẻ thường bị ho khi tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm như khói xe, bụi, hãy tránh để trẻ tiếp xúc với chúng. Những trẻ bị hen suyễn không nên đến những nơi có nhiều phấn hoa. 

Chuẩn bị sẵn thuốc: Với những trẻ bị bệnh di truyền như hen suyễn và xơ nang, bố mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc để trong nhà, để ngăn chặn sự khởi phát của cơn ho khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích. 

Theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng: Một số nguyên nhân gây ho như bệnh tim có thể có dấu hiệu và triệu chứng khó phát hiện, trừ khi trẻ đã được chẩn đoán bệnh từ trước đó. 

Vân Anh H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp