Trẻ bị ho mãi không khỏi là mắc bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho mãi không khỏi

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng: Làm sao để nhanh khỏi, không gây biến chứng?

Trẻ bị viêm mũi họng: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm

Trẻ bị ho có đờm nên kiêng ăn gì?

Trẻ bị ho có đờm, khi nào cần đi bệnh viện?

Cảm lạnh

Nếu con bạn bị cảm lạnh, trẻ có thể bị ho và hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, chảy nước mắt, ăn ít hoặc không ăn, sốt nhẹ. 

Virus hợp bào hô hấp RSV

RSV thường có các triệu chứng giống như cảm lạnh, kèm theo ho nặng hơn và khó thở. RSV có thể dẫn đến các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. 

Viêm thanh khí phế quản

Dấu hiệu của viêm thanh khí phế quản là tiếng ho giống như tiếng sủa, và thường nặng hơn vào ban đêm. Khi trẻ thở, âm thanh giống như tiếng huýt sáo. 

Trẻ bị ho mãi không khỏi nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị kịp thời

Dị ứng, hen suyễn

Dị ứng với một thứ gì đó trong môi trường như lông mèo, bọ ve cũng khiến trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho.

Trẻ bị hen cũng thường bị ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu con bạn bị hen suyễn, bé cũng có thể bị tức ngực, thở khò khè và khó thở. Bị cảm lạnh cũng có thể gây ho ở trẻ bị hen.

Ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá cũng khiến trẻ bị ho khan.

Viêm phổi hoặc viêm phế quản

Nếu con bạn bị cảm lạnh ngày càng nặng hơn, ho dai dẳng, khó thở, sốt, đau người và ớn lạnh, hãy đưa bé đi khám ngay bởi có thể bé bị viêm phổi. Sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm, trẻ cũng có thể bị viêm phế quản. Trẻ bị viêm phế quản thường ho dai dẳng trong vài tuần.

Trẻ bị viêm phế quản và viêm phổi sẽ cần phải dùng kháng sinh. 

Viêm xoang

Nếu trẻ bị ho và sổ mũi kéo dài ít nhất 10 ngày và không có dấu hiệu cải thiện, và bác sỹ đã loại trừ khả năng viêm phổi và viêm phế quản, con bạn có thể bị viêm xoang. Nhiễm trùng do vi khuẩn trong xoang gây ho kéo dài vì chất nhầy thường xuyên chảy ra phía sau cổ họng, gây ra phản xạ ho. 

Nếu trẻ bị viêm xoang, bác sỹ sẽ kê đơn kháng sinh. Khi các xoang đã sạch chất nhầy, cơn ho sẽ chấm dứt. 

Nuốt hoặc hít phải vật gì đó

Ho kéo dài từ 1 tuần trở lên mà không có dấu hiệu gì của bệnh tật (như chảy nước mũi, sốt, ngủ nhiều) hoặc dị ứng, có thể bé bị hóc dị vật trong cổ họng hoặc phổi. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, bởi trẻ thường nhặt những vật nhỏ bỏ vào miệng. 

Nếu nghi ngờ dị vật khiến trẻ bị ho, bác sỹ sẽ yêu cầu chụp X-quang ngực trẻ. Nếu có gì đó mắc kẹt trong phổi, có thể trẻ sẽ phải làm phẫu thuật. 

Bệnh ho gà

Trẻ bị ho gà thường ho dữ dội trong 20 - 30 giây, sau đó hít thở rất khó khăn trước khi cơn ho kế tiếp kéo đến. Trẻ cũng có thể bị các triệu chứng như cảm lạnh (hắt hơi, chảy nước mũi, ho nhẹ khoảng 2 tuần trước khi ho nặng hơn). 

Xơ nang

Ho liên tục, có chất nhầy màu vàng hoặc xanh là một trong những dấu hiệu điển hình của xơ nang. Các dấu hiệu khác bao gồm: Viêm phổi tái phát và nhiễm trùng xoang, không tăng cân, phân có dầu mỡ. 

Thói quen

Nghe có vẻ lạ, nhưng đôi khi trẻ bị ho do bệnh và sau đó tiếp tục ho do thói quen, ngay cả khi đã khỏe lại. Nếu trẻ ho do thói quen, lúc ngủ hay khi ăn uống, nói chuyện, bé sẽ không ho. 

Khi nào nên gọi cho bác sỹ hay đưa trẻ đi khám?

Nếu cơn ho của con bạn không đỡ hơn sau 1 tuần và có vấn đề về hô hấp, bạn nên gọi cho bác sỹ. Nói chung, hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ bị ho kèm theo những vấn đề sau: 

- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi; 
- Thở nhanh hơn bình thường, cố gắng hít thở; 
- Thở khò khè; 
- Ho ra chất nhầy màu vàng, xanh, hoặc có vết máu; 
- Sốt 38,3 (với trẻ 3 - 6 tháng tuổi), sốt 39,5 (với trẻ trên 6 tháng tuổi); 
- Mắc bệnh mạn tính như bệnh tim hoặc phổi; 
- Ho đến mức nôn; 
- Bị ho dai dẳng sau khi bị nghẹt vật gì đó.

An An H+ (Theo babycenter)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ