- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho mãi không khỏi
Trẻ bị ho: Nhận diện từng loại ho của trẻ
Trẻ bị ho mãi không khỏi là mắc bệnh gì?
Trẻ bị ho có đờm bố mẹ nên làm gì?
Trẻ bị ho và cảm lạnh: Có nên uống thuốc ngay?
Ho là một phản xạ bảo vệ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ bất kỳ vật cản nào trong đường hô hấp. Ho giúp làm sạch bất kỳ chất độc hại nào như bụi hoặc các hạt thức ăn vô tình lọt vào đường thở. Nó cũng giúp loại bỏ các chất tiết dư thừa của hệ hô hấp, như đờm. Nếu có đờm được gọi là ho có đờm. Nếu không có đờm được gọi là ho khan.
11 nguyên nhân khiến trẻ bị ho
1. Cảm lạnh
Nó thường bắt đầu bằng ho có đờm, sau đó chuyển thành ho han khi bé khỏe hơn. Có một số loại virus gây cảm lạnh, phổ biến nhất là rhinovirus.
2. Ho gà
Tiếng ho bị gián đoạn bởi một tiếng ồn hít đặc biệt. Cơn ho dữ dội và khá khác biệt với những cơn ho khác. Vi khuẩn Bordetella là nguyên nhân gây ho gà. Vi khuẩn sản xuất độc tố có thể gây kích ứng đường hô hấp và gây ho dai dẳng.
Trẻ bị ho do ho gà thường ho dữ dội
3. Viêm thanh khí phế quản (croup)
Tiếng ho nghe như sủa. Có một số loại viêm thanh khí phế quản như viêm thanh khí phế quản do vi khuẩn, viêm thanh khí phế quản co thắt. Viêm thanh khí phế quản thường khỏi trong vòng 1 tuần và có thể khỏi nhanh hơn nếu được điều trị sớm.
4. Viêm phổi hoặc viêm xoang
Viêm phổi dẫn đến hình thành đờm trong phổi, gây ho có đờm. Viêm xoang cũng gây ho có đờm khi chất dịch từ xoang chảy xuống cổ họng.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị viêm tiểu phế quản - các đường hô hấp nhỏ trong phổi. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản là virus hợp bào hô hấp (RSV). Một số virus và vi khuẩn có thể gây viêm xoang. Khi dịch tiết bị chảy từ mũi xuống cổ họng, thường gây kích ứng cổ họng, gây ho.
5. Dị ứng
Ho do dị ứng thường là do khan, nếu có đờm thì rất ít. Ngoài ho, trẻ sẽ có các triệu chứng như: Sưng khoang mũi, cổ họng, mặt. Một nguyên nhân phổ biến gây ho dị ứng là viêm mũi dị ứng, xảy ra khi bé hít các chất gây dị ứng không khí như bụi, ve bụi, phấn hoa, nấm mốc hoặc lông vật nuôi.
6. Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn đặc trưng bởi ho khan kèm thở khò khè và thở dốc, cánh mũi phập phồng, bụng co rút rồi lại phồng lên. Hen suyễn là một bệnh di truyền có thể phát sinh do một số tác nhân như: Các chất gây dị ứng như phấn hoa và bụi, hóa chất, căng thẳng, thậm chí thời tiết lạnh.
Tình trạng này thường kéo dài suốt đời, vì không có cách chữa trị triệt để. Tuy nhiên có thể dễ dàng kiểm soát bằng thuốc, tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích.
7. Trào ngược acid dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, nhưng không chứa đờm hay chất nhầy. Thay vào đó, trẻ sẽ nhổ ra một lượng nhỏ nước hoặc sữa từ dạ dày khi ho. Bé bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có các triệu chứng khác như ợ hơi, nấc.
8. Xơ nang
Ho khan hoặc ho có đờm dai dẳng có thể do chất nhầy từ phổi. Xơ nang là một bệnh di truyền gây ra sự hình thành chất nhầy đặc trong phổi. Chất nhầy trở thành nơi sản sinh vi khuẩn, do đó khiến trẻ dễ bị viêm phổi. Xơ nang không có cách chữa trị, nhưng các bác sỹ có thể giúp những người bị xơ nang sống một cuộc sống bình thường mà không có trở ngại gì.
9. Sặc hoặc nghẹt
Xảy ra khi ăn hoặc uống mà thức ăn nước uống di chuyển xuống đường hô hấp thay vì đường ống thức ăn. Trẻ ho để đẩy những dị vật ra này khỏi đường thở. Em bé bị chảy dãi quá nhiều như do mọc răng cũng có thể bị ho khi nước bọt chảy vào trong khí quản.
Nghẹt thở do đồ chơi hoặc dị vật trong cuống họng, đường thở cũng khiến trẻ bị ho.
10. Bệnh tim và các vấn đề hô hấp
Ho khan có thể là triệu chứng của bệnh tim trong khi ho có đờm thường là kết quả của các vấn đề hô hấp. Trong cả 2 trường hợp, trẻ sẽ có các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn.
11. Ho do thói quen
Đây là những cơn ho khan thường không kèm theo bất kỳ triệu chứng gì khác, và trẻ cũng hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Khi trẻ say sưa chơi trò chơi hoặc xem phim, hay ngủ, trẻ sẽ không ho.
Bình luận của bạn