Nếu trẻ bị lác do tật khúc xạ sẽ được đeo kính để điều chỉnh thị lực
Cảnh báo dùng smartphone nhiều trẻ dễ bị lác mắt!
Phẫu thuật mắt lé có nguy hiểm gì không?
4 bệnh về mắt dễ bị nhầm với đau mắt đỏ
Cần dưỡng chất nào để bảo vệ đôi mắt?
Nguyên nhân trẻ bị lác mắt
Bé H. (5 tuổi) ở Thanh Xuân, Hà Nội bắt đầu có biểu hiện bị lác. Tuy nhiên, gia đình cho rằng triệu chứng không gây hại gì đến sức khoẻ và khả năng nhìn, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên định để cháu lớn lên mới điều trị. Gần đây, thấy con có dấu hiệu nhìn kém, bố mẹ H. mới đưa bé đi khám. Bác sỹ phát hiện bé bị nhược thị do mắt lác. Theo bác sỹ Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương: "Lác mắt cần được chữa sớm bởi nếu để lâu, tế bào thị giác của trẻ sẽ thoái hoá và rất khó phục hồi".
Lác mắt là do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt. Bình thường, các cơ của mắt hoạt động rất cân bằng dưới sự điều khiển của các dây thần kinh để hai tròng mắt nhìn đúng hướng. Khi sự cân bằng này mất đi, mắt không nhìn được đúng hướng và sinh ra lác. Nguyên nhân gây lác có thể có tật về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, gặp bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu, bị chấn thương mắt, sụp mí, lác mắt cũng do di truyền…
Nguyên nhân khiến trẻ bị lác có thể do các tật về mắt
Biểu hiện của trẻ bị lác:
Nếu trước 6 tháng tuổi, khi nhìn vào vật gì đó mà 2 con ngươi của mắt bé không “tập trung”, kéo dài trong thời gian hơn 12 tuần thì con bạn có vấn đề về thị giác. Trẻ bị lác mắt thường có biểu hiện:
- Thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh.
- Hay nheo mắt khi nhìn hoặc phải liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía trước.
Lác không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhược thị và rối loạn thị giác
- Mắt không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một vật nào đó.
Chữa bệnh lác cho trẻ thế nào?
Tỷ lệ chữa được bệnh lác khá cao, tuy nhiên khả năng này còn phụ thuộc vào việc trẻ có được điều trị sớm hay không. Trước khi điều trị, trẻ cần được đánh giá về chức năng của mắt, đo độ lác, chẩn đoán hình thái và các biểu hiện bất thường của nhãn cầu.
Khi các bậc cha mẹ thấy mắt của bé có bất thường như mắt nhìn lệch thì cần đưa trẻ đi khám mắt ngay. Đối với những ca lác đơn thuần bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị gồm 3 bước: Chỉnh thị, phẫu thuật điều trị, lệch trục nhãn cầu và điều trị phục hồi thị giác.
Khi thấy mắt trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ nên cho trẻ đi khám mắt
Sau kiểm tra và đánh giác độ lác của mắt, bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra khúc xạ của trẻ, nếu trẻ bị tật khúc xạ sẽ được đeo kính. Sau khi đeo kính lại tiếp tục kiểm tra thị lực của trẻ, nếu thị lực kém có nghĩa mắt đó đã bị nhược thị.
Khi bị nhược thị, trẻ phải tập nhược thị để mắt được phục hồi thị lực, sau đó mới mổ, phẫu thuật là bước cuối cùng để chỉnh lại độ lác. Trong tập nhược thị, đầu tiên trẻ phải đeo kính và phải bịt mắt lành để kích thích mắt kém. Nếu độ lác nhẹ có thể điều trị bằng cách luyện tập mắt cho trẻ, còn khi đã phải phẫu thuật là để điều chỉnh cho những trường hợp lệch trục nhãn cầu. Sau phẫu thuật, trẻ còn cần tái khám để kiểm tra thị lực, chức năng thị giác và được hướng dẫn điều trị cho phù hợp.
Bình luận của bạn