- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Trẻ bị nháy mắt liên tục do hội chứng Tourette: Dùng thuốc được không?
Tìm hiểu về hội chứng Tourette khiến trẻ bị co giật
Bị nháy mắt liên tục và tật máy giật vận động là dấu hiệu bệnh gì?
Thường xuyên nháy mắt, vì sao?
Trẻ co giật nhẹ khi ngủ, lơ đãng, hay nháy mắt là bệnh gì?
Hội chứng Tourette (Gilles de la Tourette, GTS hay TS) là hội chứng thần kinh được thừa hưởng bắt đầu xuất hiện khi còn trẻ, đặc trưng bởi tật máy giật vận động lặp đi lặp lại và ít nhất một tật phát âm. Các dấu hiệu của hội chứng Tourette thường xuất hiện bắt đầu từ năm 5 - 7 tuổi, giai đoạn nặng nhất vào khoảng 10 tuổi, giảm dần mức độ khi trẻ vào độ tuổi từ 12 - 18. Hội chứng Tourette mạn tính ở người trường thành (trên 18 tuổi) hiếm xảy ra.
Cho tới nay, vẫn chưa có phương pháp duy nhất điều trị hội chứng Tourette. Bác sỹ chỉ có thể kê toa thuốc thông thường để giúp kiểm soát chứng tics (máy giật). Tuy nhiên, nhiều loại thuốc kê toa thường gặp có thể gây ra các phản ứng phụ đáng tiếc và các loại thuốc điều trị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD có thể làm trầm trọng thêm chứng tics.
Trẻ mắc hội chứng Tourette thường có những triệu chứng như: Nháy mắt liên tục, mắt dại, gật hoặc lắc lư đầu, liếm/chép môi, hay càu nhàu, bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác
Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng cho bệnh nhân Tourette và những tác dụng phụ có thể có:
Clonidine/Catapres: Thuốc an thần và chống tăng huyết áp dùng điều trị tăng huyết áp, ADHD và ung thư. Tác dụng phụ bao gồm đau ngực nặng, thở dốc, nhịp tim bất thường, chảy máu cam, lo lắng, nhầm lẫn, mất ngủ và dễ gặp ác mộng.
Guanfacine/Intuniv/Tenex: Thuốc tăng cường nhận thức sử dụng cho tăng huyết áp và ADHD. Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, kém ăn, nhức đầu, khó ngủ, phát ban, đau ngực và nhịp tim không đều.
Risperidone: Thuốc chống loạn thần để điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và chứng tự kỷ. Các phản ứng phụ bao gồm sốt, đổ mồ hôi, nhầm lẫn, cứng cơ, nhịp tim không đều, cơ giật, đau đầu, các vấn đề về thị lực, vấn đề về phát âm, khó đi bộ, co giật hoặc run rẩy và khó ngủ.
Haloperidol/Haldol: Thuốc chống loạn thần dùng cho rối loạn tâm thần và hội chứng Tourette. Tác dụng phụ bao gồm phát ban, thay đổi thị lực, cử động cơ giật không kiểm soát, đau đầu, nhầm lẫn, co giật, run, cứng cơ, chảy máu, bầm tím, vàng ở da và ở mắt.
Methylphenidate/Ritalin: Chất kích thích được sử dụng để điều trị chứng ADHD và chứng ngủ rũ. Các phản ứng phụ bao gồm nhìn mờ, đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi bất thường, bồn chồn, bối rối, dễ kích động, tâm trạng/hành vi bất thường, nhịp tim không đều, đau ngón tay hoặc ngón chân, co giật và khó ngủ.
Dextroamphetamine: Chất kích thích được sử dụng cho ADHD và chứng ngủ rũ. Các phản ứng phụ bao gồm lo lắng, sốt, co thắt cơ, co giật, buồn nôn, nôn, nhìn mờ, đau ngực, bồn chồn, lẫn lộn, dễ kích động, hành vi bất thường và ảo giác.
Atomoxetine/Strattera: Thuốc tăng cường nhận thức sử dụng cho bệnh nhân ADHD. Các phản ứng phụ bao gồm đau ngực, nước tiểu sẫm màu, nôn, đau dạ dày, nhịp tim nhanh, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, kích động, trầm cảm, co giật, run, ảo giác và dễ muốn tự sát.
Prozac: Một chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc được sử dụng để điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ và rối loạn ăn uống. Các phản ứng phụ bao gồm lo lắng, bồn chồn, nhầm lẫn, co giật cơ, co thắt cơ, co giật, hành vi bất thường, suy nghĩ tự gây tổn thương cho bản thân hoặc người khác, chảy máu bất thường, khó ngủ và ảo giác.
Oxazepam: Thuốc an thần dùng để điều trị lo âu và trầm cảm. Các phản ứng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, suy nhược, khó thở, động kinh, mất kiểm soát, vấn đề về trí nhớ và các phản ứng dị ứng.
Lưu ý:
86% bệnh nhi mắc hội chứng Tourette đồng thời bị ADHD, lo lắng, trầm cảm, chứng rối loạn tự kỷ và các vấn đề về hành vi, hơn 1/3 số người mắc hội chứng Tourette cũng bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Những vấn đề này thường là nguyên nhân gây thiệt hại về chức năng cho bệnh nhân hơn là các tật máy giật xảy ra ở người gặp hội chứng Tourette, cho nên việc xét nghiệm các hội chứng kèm theo khá là quan trọng để chẩn đoán bệnh và chữa trị chính xác.
Biết Tuốt H+
Gợi ý thực phẩm chức năng cốm Egaruta giúp giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc:
Bình luận của bạn