- Chuyên đề:
- Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm chuyển mùa
5 điều cần biết về bệnh tay chân miệng
17 phương pháp điều trị tay chân miệng tự nhiên
Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng Subạc?
Bí quyết giảm ngứa ngáy do bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus coxsackie gây ra. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, và nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi và hay xảy ra trong thời điểm chuyển mùa, thường bùng phát mạnh nhất trong khoảng thời gian trẻ quay lại trường học. Người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng hiểu hiện nhẹ hơn so với trẻ.
Trẻ lây lan bệnh tay chân miệng như thế nào?
Bệnh tay chân miệng dễ lây lan từ người sang người. Trẻ có thể bị lây lan tay chân miệng nếu tiếp xúc với dịch mũi, họng, nước bọt từ người bệnh sang người lành hoặc do tiếp xúc với phân, nước bọt hoặc dịch từ vết loét. Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bé sẽ ủ bệnh từ 3 - 7 ngày trước khi có các triệu chứng sốt, nổi mụn nước.
Bệnh tay chân miệng dễ lây lan từ người sang người
Làm sao biết trẻ bị bệnh tay chân miệng?
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi mụn nước trên da. Trẻ bị tay chân miệng thường chán ăn hoặc không muốn ăn do các vết loét trong miệng khiến bé bị đau đớn.
Có nên cho bé đi khám khi bị tay chân miệng?
Khi phát hiện con có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Bác sỹ sẽ giúp bạn xác định chính xác xem trẻ có phải bị tay chân miệng hay không. Nếu bé mắc bệnh, bác sỹ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Bạn cũng nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ bị đau họng, thở nhanh, sốt cao hoặc sốt không giảm sau 2 ngày.
Khi phát hiện con có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?
Phải mất từ 3 - 5 ngày để trẻ cảm thấy khỏe hơn và phải mất đến 10 ngày để các triệu chứng của bệnh tay chân miệng biến mất hoàn toàn. Trong thời gian trẻ bị bệnh, bạn có thể làm một số điều sau để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Cho trẻ dùng acetaminophen: Thuốc này sẽ giúp hạ sốt và giảm đau trong miệng do những vết loét. Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để biết liều lượng thuốc được phép sử dụng cho trẻ. Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi và bị tay chân miệng bạn nên đưa trẻ đi khám ngay vào ngày đầu tiên trẻ bị sốt.
Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C
Nếu trẻ cảm thấy đau khi ăn hoặc uống hãy cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước và trái cây để làm dịu vết loét. Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Nếu con bạn đi học mẫu giáo hãy cho bé nghỉ học đến khi khỏi hẳn bệnh để tránh lây bệnh cho những trẻ khác.
Trẻ bị tay chân miệng có thể bị lại không?
Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần do có nhiều type virus khác nhau. Khi mắc bệnh, trẻ chỉ miễn dịch với 1 type virus cụ thể, những lần mắc bệnh khác có thể xảy ra do lây nhiễm một type virus khác.
Bình luận của bạn