Trẻ chậm lớn, kém thông minh vì biến chứng viêm VA

Viêm VA dễ dẫn đến biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Viêm VA ở trẻ: Sớm không trị, muộn bị gù lưng, thấp khớp

Trẻ bị viêm VA cấp tính có cần nạo VA?

Trẻ viêm VA có nguy hiểm không?

Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Mẹ lo sốt vó vì con viêm VA tái phát

Chị Hòa Bình (32 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) dạo này ăn ngủ không yên vì bé Mim (3 tuổi) nhà chị bị sốt, nghẹt mũi, ho dai dẳng mãi không khỏi. Chị cho bé Mim uống kháng sinh đủ liều nhưng bé Mim không những không khỏi mà tình trạng bệnh còn nặng hơn trước khiến vợ chồng chị cãi nhau to tiếng vì không biết cách chăm con. 

Cùng chung nỗi lo với chị Hòa Bình là chị Mai Anh (28 tuổi, Việt Trì, Phú Thọ). Bé Sóc (5 tuổi) nhà chị Mai Anh bị nghẹt mũi, chảy nước mũi mủ, đêm thường khó ngủ, quấy khóc. Bé sốt cao 38 - 39 độ C, đôi khi còn lên đến 40 độ. Bình thường Sóc rất hiếu động nhưng từ hôm bị ốm thường ngồi im một chỗ, không buồn nghịch ngợm. Thương con, chị nấu nhiều món ngon tẩm bổ nhưng Sóc không chịu ăn, ăn một chút thì nôn trớ rồi tiêu chảy. Xót con, chị Mai Anh tức tốc đưa bé xuống Hà Nội khám mới biết bé bị viêm VA cấp tính.

Viêm VA biến chứng khiến trẻ chậm lớn

TS. Phạm Thị Bích Đào – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Viêm VA (Végétations Adénoides) là một trong những bệnh tai mũi họng rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trong thời tiết thất thường ngày hanh khô ngày lại nồm ẩm. Đặc biệt, viêm VA thường tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm VA hay gặp nhất là do virus (chiếm 60 – 80%), do vi trùng, đặc biệt là liên cầu β tan huyết nhóm A. Viêm VA dễ gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: Viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm đường tiêu hóa. Trẻ bị viêm VA mạn tính còn bị các biến chứng như chậm lớn, gầy yếu, xanh xao, kém thông minh, học tập kém do thiếu oxy lên não kéo dài.

Viêm VA là một trong những bệnh tai mũi họng rất thường gặp ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm VA, bác sỹ sẽ cho chỉ định điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) theo nguyên nhân gây bệnh, chỉ sử dụng kháng sinh nếu do vi khuẩn hoặc bội nhiễm. Việc tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh như trường hợp của người mẹ ở trên không giúp trẻ khỏi bệnh, ngược lại còn gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh, có thể gây tiêu chảy, táo bón, khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị, thậm chí còn gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Trong trường hợp bác sỹ đã chỉ định nạo VA, nên cho trẻ nạo, không nên chần chừ, tránh biến chứng và di chứng cho trẻ.

Phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị viêm VA thế nào?

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sỹ, các phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh đặc biệt là bông cải xanh, cà rốt, đậu Hà Lan. Cho trẻ ăn sữa chua vì sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon, nhanh chóng khỏi bệnh. Không nên cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì niêm mạc họng bị thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến viêm nhiễm. 

Việc vệ sinh mũi họng cho trẻ thật sạch bằng việc đánh răng 2 lần/ngày, súc họng bằng nước muối sinh lý, nhỏ mũi... cũng là việc nên làm.

Trẻ hay bị viêm đường hô hấp trên là do sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Phụ huynh có thể cho trẻ dùng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa ImmuneGamma, Kha tử, Bướm bạc, Mào gà trắng, Cam thảo bắc, lá Hà thủ ô đỏ… giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp mũi họng khỏe trẻ lớn nhanh. 

Trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào, phụ huynh cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ, chuyên gia tư vấn, vừa tránh mua phải hàng giả, vừa sử dụng đúng mục đích, phù hợp với thể trạng của trẻ. 

Anh Nguyễn H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ