Viêm VA ở trẻ: Sớm không trị, muộn bị gù lưng, thấp khớp

Viêm VA là gì và đề phòng biến chứng viêm VA như thế nào?

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ: Hạ sốt an toàn không cần thuốc

Ho báo hiệu bệnh hô hấp nguy hiểm ở trẻ

Viêm đường hô hấp trên: Mẹ cho bé dùng thuốc kháng sinh thế nào?

Kháng sinh "bó tay" với viêm đường hô hấp trên do virus

Viêm VA là gì?

VA là tổ chức lympho bình thường bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Ở họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có amidan vòi và amidan vòm họng. VA nằm ở nóc vòm, sau cửa mũi sau. Khi hít vào không khí sẽ vào mũi, đi qua VA rồi vào khí quản và phổi.

Mọi đứa trẻ khi sinh ra đều đã có VA và nó phát triển đến cao độ vào khoảng 2 - 6 tuổi rồi teo dần đi. Trong một số trường hợp cá biệt, tổ chức này vẫn có thể thấy ở người trưởng thành.

Khi tổ chức này bị viêm và quá phát thì nó biến thành những khối to gọi là viêm VA, hay còn gọi là: Viêm sùi vòm, viêm họng mũi, viêm amidan vòm. Ở Việt Nam, theo ước tính, tỷ lệ trẻ bị viêm VA chiếm khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2 - 5 tuổi.

Viêm họng dai dẳng dễ dẫn tới viêm VA

Những viêm nhiễm đường hô hấp trên làm cho khối viêm VA càng to hơn, bít tắc đường thở khiến trẻ khó thở, ngủ ngáy, bít tắc vòi tai gây viêm tai giữa.

Viêm VA cấp tính biểu hiện có thể nhẹ chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi đó, trẻ vẫn có thể ăn uống, vui chơi bình thường. Chính vì vậy, bố mẹ dễ bỏ qua và không điều trị kịp thời cho trẻ.

Nếu viêm VA cấp chỉ cần dùng thuốc giảm đau, hạ nhiệt, nâng đỡ tổng trạng, kháng viêm, kháng histamine và nhỏ mũi bằng dung dịch muối sinh lý 0,9%, hoặc xịt mũi với nước biển và chỉ được dùng kháng sinh khi có bội nhiễm. Viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ chuyển thành dạng viêm VA mạn tính hay còn gọi là VA quá phát. Đây là dạng viêm kéo dài thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa) thì nước mũi có màu xanh. Viêm VA mạn tính khiến bé bị nghẹt mũi dẫn tới thở bằng miệng, não thiếu oxy và chứng ngưng thở khi ngủ. Vì vậy, trẻ dễ bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc, tập trung kém và học hành giảm sút.

Một số biến chứng nguy hiểm từ viêm VA

Nếu khối VA quá to khiến trẻ bị ho, biến chứng viêm phế quản, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ.

Viêm phế quản xuất hiện cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và nếu trẻ bị hen phế quản thì sẽ làm cho cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn.

Viêm tai giữa, viêm đường tiêu hoá, áp xe thành sau họng, nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) thì có thể gây viêm khớp hoặc viêm cầu thận cấp. Biến chứng của viêm VA mạn tính có thể làm biến dạng lồng ngực, lưng (cong, gù).

Viêm VA cũng là một trong các nguyên nhân chính gây viêm amidan ở trẻ đã có amidan.

Khi trẻ bị viêm VA cần được bác sỹ chuyên khoa tai, mũi, họng khám chữa kịp thời. Các mẹ không nên tự chẩn đoán bệnh và cho trẻ sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào.

 

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ