Trẻ nghèo dễ bị tăng động, trẻ sống sang giàu hay tự kỷ

Cần quan tâm tới các yếu tố nguy cơ xã hội đối với một số căn bệnh ở trẻ em

Có nên dùng chất kích thích để điều trị tăng động giảm chú ý?

Căng thẳng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa cho trẻ tự kỷ

Photo: Những em bé bán diêm thời hiện đại

Hen phế quản, hen suyễn có di truyền không?

Nghiên cứu này được thực hiện bởi BS. Christian Pulcini tới từ Bệnh viện Nhi Pittsburgh (Mỹ). Theo BS. Pulcini, thu nhập của gia đình và cách thức tiếp cận với bảo hiểm y tế, cũng như các dịch vụ y tế đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của một đứa trẻ.

Trong nghiên cứu, BS. Pulcini và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ Báo cáo Điều tra sức khỏe trẻ em quốc gia Hoa Kỳ - một cuộc điều tra liên bang được tiến hành 3 lần từ năm 2003 - 2012. Họ đặc biệt xem xét tỷ lệ của bệnh hen suyễn, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), chứng tự kỷ và thấy rằng: Từ giữa năm 2003 và 2012, suyễn tăng 18%, ADHD tăng 44%, trong khi tỷ lệ tự kỷ tăng một con số khổng lồ - 400%.

Nếu phân tích các số liệu dựa theo tiêu chí điều kiện sống, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng mức thu nhập của gia đình có ảnh hưởng rõ rệt lên các vấn đề sức khỏe của trẻ em:

- Tỷ lệ hen suyễn tăng gần 26% trong số trẻ em sống trong các gia đình thu nhập dưới mức 100% so với Mức nghèo của liên bang (FPL). Ngược lại, tỷ lệ trẻ bị hen suyễn trong các gia đình thu nhập cao 100 - 199% trên mức FPL chỉ là 15% và thu nhập 200% trên mức FPL chỉ là 13,5%.

- Tỷ lệ trẻ bị ADHD ở các gia đình có thu nhập cao trên 400% so với FPL (33%) thấp hơn tỷ lệ trẻ bị ADHD sống trong các gia đình có thu nhập thấp (43 - 52%).

- Tỷ lệ trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ được chẩn đoán ở trẻ sống trong gia đình có thu nhập cao nhiều hơn là trẻ có cha mẹ nghèo (28 - 43% so với 13%).

TS. Michael Grosso - Trưởng khoa Khoa Nhi tại Bệnh viện Huntington Northwell (Mỹ) cho rằng tỷ lệ bệnh hen suyễn và ADHD tại các gia đình nghèo có thể được liên kết với một hiện tượng được gọi là “stress độc hại” (toxic stress). “Stress độc hại” do những yếu tố bên ngoài gây ra như nghèo đói, thiếu dinh dưỡng, bị đối xử tàn tệ, bị bóc lột quá mức, ly hôn, tự ti… BS. Pulcini giải thích thêm, trẻ em nghèo thường ít khi được ăn uống đầy đủ và liên tục phải tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí nên dễ dẫn tới nguy cơ hen suyễn.

Ngược lại, trẻ em khá giả có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ sớm vì chúng dễ dàng được tiếp cận với các dịch vụ y tế. Mặt khác, trẻ em nghèo nếu bị tự kỷ thì cũng không dễ dàng chẩn đoán ngay được vì chúng ít được quan tâm tới các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tâm thần. Và ban đầu, trẻ em nghèo dễ được chẩn đoán là tăng động nhất. Như đã biết, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: Cứ 10 trẻ mắc chứng tự kỷ thì có đến 20% trẻ đã từng mắc phải chứng ADHD; Trẻ em mắc chứng tự kỷ, tăng động sẽ khiến cho các chẩn đoán tự kỷ của chuyên gia chậm lại trung bình 3 năm; Sau 6 tuổi, trẻ tăng động có nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ cao gấp 30 lần...

TS. Andrew Adesman - Trưởng khoa Nhi khoa phát triển và hành vi tại Trung tâm Y tế Trẻ em Cohen (Mỹ) nhận định, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ xã hội đối với một số căn bệnh. Từ đó, cần phải quan tâm hơn về các dịch vụ y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội khác dành cho người nghèo, đặc biệt là đối tượng trẻ em.

Biết Tuốt H+ (Theo Drugs)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ