Mẹ nên ăn gì để trẻ sơ sinh không bị táo bón?

Mẹ nên ăn gì để bé yêu không bị táo?

Những “thủ phạm” quen mặt dễ gây táo bón ở trẻ em

Những loại thực phẩm giúp trẻ tránh xa táo bón trong mùa Xuân

Căng thẳng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa cho trẻ tự kỷ

Những "thủ phạm" dẫn đến táo bón mạn tính ở trẻ em

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã bị táo bón là không đại tiện hơn 3 hay 4 ngày, chán ăn, khó ngủ, hơi trướng bụng, hay cằn nhằn khó chịu, tiếng khóc ré chói tai, xì hơi nặng mùi…

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường do bú sữa chưa đủ, lượng sữa vào đường ruột ít, chưa tạo thành phân hoặc cho trẻ ăn dặm quá sớm. Ở trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa hình thành các enzym tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn ngoài. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ khiến trẻ không hấp thụ được thức ăn, gây trướng bụng và táo bón.

Trẻ bị táo bón dễ cáu gắt và quấy khóc

Bên cạnh đó, nếu chế độ ăn uống của mẹ chưa hợp lý, mẹ thường xuyên ăn các loại thức ăn có tính nóng, gia vị cay, nóng như ớt, tiêu… cũng khiến trẻ dễ bị nóng theo.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn trẻ bú mẹ, mẹ cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, khẩu phần ăn để trẻ bú mẹ có thể hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Mẹ nên bổ sung thêm những nguồn thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày để giúp trẻ tránh xa táo bón:

Chất xơ

Chất xơ là phần thức ăn không được tiêu hóa khi ăn rau củ quả, khi ở trong ruột sẽ hút nước trương nở, tạo khối phân, làm mềm, giúp đào thải phân cũng như các chất độc ra ngoài cơ thể. Chất xơ giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón một cách tự nhiên, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có ích trong ruột già. Từ đó, kích thích hoạt động của nhu động ruột, hỗ trợ chống táo bón.

Nguồn thực phẩm giàu chất xơ

Do đó, mẹ cần bổ sung đủ chất xơ từ khi mang thai cho đến sau khi sinh và cho con bú. Những loại thực phẩm nhiều chất xơ có thể kể đến như khoai lang, rau khoai lang, các loại đậu, đỗ, súp lơ xanh, quả bơ, chuối chín, quả lê, rau bina, cà rốt…

Vitamin

Vitamin C: Là một vitamin tan trong nước, vitamin C có tác dụng thẩm thấu trong hệ tiêu hóa, giúp đẩy nước vào trong ruột, làm phân mềm hơn. Những loại thực phẩm giàu vitamin C mà mẹ nên ăn là cam, dâu tây, su hào, đu đủ, kiwi, ớt chuông, súp lơ xanh…

Nguồn thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin B5 (hay acid pantothenic): Nghiên cứu chỉ ra rằng một dẫn xuất của vitamin B5 có thể giúp kích thích sự co thắt trong hệ tiêu hóa, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Vitamin B5 có nhiều trong các loại thực phẩm như rau, thịt, ngũ cốc, các loại đậu, trứng, sữa…

Acid folic: Acid folic còn được biết đến với tên gọi là folate hoặc vitamin B9. Acid folic có thể giúp giảm tình trạng táo bón bằng việc kích thích hình thành các acid tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống táo bón. Những loại thực phẩm giàu acid folic là rau bina, đỗ đen, ngũ cốc, bơ…

Vitamin B12: Thiếu vitamin B12 dễ gây tình trạng táo bón. Mẹ có thể ăn thêm những loại thực phẩm chứa vitamin B12 như gan bò, cá hồi, cá ngừ…

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12

Khi bé ngoài 3 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé sử dụng cốm thực phẩm chức năng Pubokid – sản phẩm chứa chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma cùng các thành phần tự nhiên như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… Sản phẩm giúp trị tận gốc chứng táo bón ở trẻ em, cải thiện đường tiêu hóa, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Vitamin B1 (hay thiamine): Khi lượng thiamin bị hao hụt, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn và dễ dẫn đến táo bón. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 là các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ men bia, mầm ngũ cốc khô, các loại thịt, đậu hạt, cá, trứng…

Probiotic

Các lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện chức năng ruột, kích thích nhu động ruột sinh ra các acid lactic. Acid lactic có thể giúp kéo nước vào lòng ruột, làm tăng chức năng đẩy tống phân của ruột, giúp phòng ngừa táo bón… Các loại thực phẩm chứa nhiều probiotic tốt cho mẹ là sữa chua, đậu tương lên men, một số loại nước hoa quả…

Ngoài ra, mẹ cần chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, từ đó tăng hàm lượng nước có trong sữa và lượng sữa bé bú mỗi ngày. Nước không chỉ giúp cơ thể bé được thanh lọc mà còn hoạt động hiệu quả hơn. Nếu trẻ có hiện tượng táo bón, mẹ có thể massage phần bụng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn