Trẻ ngủ ít hơn 8 tiếng/ngày có nguy cơ cao bị béo phì

Ngủ không đủ giấc có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì

Trẻ có BMI cao có phải béo phì?

Trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc đái tháo đường, béo phì cao gấp 3 lần

Thích ăn thịt nhưng sợ bệnh tim, béo phì, phải làm sao?

Hạt húng quế tốt cho người đái tháo đường và béo phì

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Warwick (Anh) đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu về mối liên quan giữa giấc ngủ và nguy cơ phát triển chứng béo phì ở trẻ em.

Đã có hơn 75.499 tình nguyện viên dưới 18 tuổi tham gia nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trẻ em dù có ăn lượng thức ăn ít hơn, nhưng ngủ không đủ thời gian khuyến nghị thì vẫn sẽ có nguy cơ cao bị béo phì.

Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sleep cho thấy, nguy cơ béo phì có thể tăng lên tới 40% nếu trẻ sơ sinh ngủ không đủ giấc, trong khi đó, nguy cơ này có thể tăng lên đến 57% đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, và thậm chí có thể tăng lên tới 123% ở trẻ trong độ tuổi 6 - 13 tuổi.

TS. Michelle Miller - tác giả nghiên cứu cho biết: "Béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim và đái tháo đường. Những phát hiện của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, giấc ngủ có thể là một yếu tố quan trọng có thể can thiệp được để ngăn ngừa chứng béo phì ở trẻ em trong tương lai".

Theo khuyến cáo của National Sleep Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington DC (Mỹ) chuyên nghiên cứu về Giấc ngủ và Giáo dục, nhu cầu giấc ngủ đối với trẻ là: 

- Trẻ sơ sinh từ 4 - 11 tháng: Cần ngủ 12 - 15 giờ/ngày;

- Trẻ chập chững biết đi: Cần ngủ 11 - 14 giờ/ngày;

- Trẻ đi học mẫu giáo: Cần ngủ 10 - 13 giờ/ngày.

Quang Tuấn H+ (Theo DailyMail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ