Trẻ nổi mẩn ngứa khi trời nắng nóng, cha mẹ xử lý thế nào?

Tình trạng xuất hiện mẩn ngứa ở trẻ thường xuất hiện khi trời nắng nóng

Mẩn ngứa ở háng: Điều trị như thế nào?

Nổi mẩn ngứa sau khi uống rượu bia phải làm sao?

Nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người vào mùa hè là bệnh gì?

Cách “hạ nhiệt” cho bà bầu trong ngày nắng nóng

Vì sao trẻ thường bị mẩn ngứa khi trời nắng nóng?

Khác với người lớn, làn da trẻ nhỏ thường mỏng và nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó, cấu trúc da của trẻ chưa được phát triển hoàn chỉnh trong giai đoạn đầu đời. Những điều kiện này cộng với yếu tố môi trường khắc nghiệt của mùa Hè chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề da liễu - trong đó có triệu chứng nổi mẩn ngứa ở trẻ .

Trẻ bị mẩn ngứa trong thời tiết nắng nóng có thể do các nguyên nhân như tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, ảnh hưởng của tia UV (tia cực tím), vệ sinh kém, mặc quần áo hay tã quá chật, dị ứng thời tiết... Bên cạnh đó, "thủ phạm" gây ra tình trạng này có thể do một số bệnh gồm mề đay, viêm da dị ứng, bệnh về gan mật...

Cách xử lý và phòng ngừa mẩn ngứa cho trẻ nhỏ thế nào?

Triệu chứng mẩn ngứa khi trời nóng là hiện tượng phổ biến ở trẻ em và nhanh chóng biến mất nếu được chăm sóc đúng cách. Cha mẹ có thể làm giảm tổn thương trên da và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở trẻ với các cách sau:

 

- Tắm rửa thường xuyên, 1 - 2 lần mỗi ngày cho trẻ nhằm giảm bít tắc lỗ chân lông và giảm thiểu môi trường thuận lợi để các vi khuẩn gây hại cho da phát triển.

- Chọn cho trẻ trang phục rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.

- Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, nhất là trong những ngày oi bức.

- Không nên cho trẻ chơi ngoài trời vào khoảng 10h đến 16h vì lúc này tia UV đang rất mạnh, gây hại cho làn da trẻ.

- Nên tạo ra các không gian thoáng mát bằng cách trang bị quạt gió hoặc điều hoà để trẻ có thể thoải mái vui chơi.

- Không cho trẻ chơi gần các khu vực nước đọng, bụi rậm để giảm sự tấn công của muỗi, côn trùng.

- Hạn chế cho trẻ mặc trang phục sáng màu, bởi trang phục sáng màu sẽ ít thu hút muỗi hơn là trang phục tối màu.

- Nên phun hoặc xịt diệt côn trùng định kỳ. Ngoài ra, có thể dùng các loại tinh dầu để đuổi muỗi trong nhà.

- Phát quang bụi rậm, đổ hết nước đọng trong chậu, xô, chum…

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nhất là đối với những trẻ có cơ địa dị ứng.

Trường hợp nào nên gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy tình trạng nổi mẩn ngứa trên da của trẻ mà ngày càng tồi tệ hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và nhận sự chăm sóc y tế kịp thời. Đặc biệt là khi xuất hiện một số dấu hiệu như: Đau rát, sưng đỏ ở vùng da bị tổn thương; Có dịch mủ chảy ra từ các vết mẩn ngứa...

Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ