Thói quen ăn uống này vừa giúp tránh "viêm màng túi", vừa giảm tích tụ chất độc trong cơ thể

Tự nấu ăn tại nhà giúp giảm tích tụ hóa chất PFAS có hại

Tránh lãng phí thức ăn chỉ nhờ... bao bì thực phẩm!

Hoang mang về hóa chất trong bao bì thực phẩm

Bao bì thực phẩm gây béo phì ở trẻ

Sẽ tăng diện tích cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá

Tự nấu ăn tại nhà nên là lựa chọn hàng đầu. Ngoài việc giúp tiết kiệm tiền (phí giao hàng, tiền gọi món…), bạn sẽ có thể tự kiểm soát liều lượng sử dụng các loại gia vị, như mắm, muối, mì chính... để phù hợp với sức khỏe. Thêm vào đó, sự tương tác xã hội khi nấu ăn tại nhà với gia đình, người thân và bạn bè sẽ giúp cải thiện tình cảm, sự gắn kết và tăng cường sức khỏe tinh thần.

Và theo một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Environmental Health Perspectives, có một lý do mới để bạn nên “chia tay” với thói quen ăn hàng hoặc đặt đồ ăn giao tận nơi: Các thực phẩm bán sẵn này có thể làm tăng mức độ perfluoroalkyl (PFAS) - các hóa chất độc hại trong cơ thể.

PFAS là gì?

PFAS là một nhóm hóa chất có thể được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chống dính, chống vết bẩn và chống thấm nước. Theo nhiều nghiên cứu, các hóa chất này có liên quan đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, như ung thư, bệnh tuyến giáp, ức chế miễn dịch, sinh con nhẹ cân và giảm khả năng sinh sản. Mặc dù cây lương thực và vật nuôi cũng có thể chứa hàm lượng PFAS (nếu chúng tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm), nhưng hầu hết PFAS được tìm thấy trong các vật liệu đóng gói hay bao bì thực phẩm.

Chuyên gia sức khỏe Rand McClain ví dụ: “Bạn có thể dễ dàng bắt gặp PFAS nếu có thói quen tiêu thụ đồ ăn nhanh. Hamburger thường được bọc trong giấy phủ PFAS để chống thấm dầu và nước”.

Đan Mạch là quốc gia đầu tiên cấm sử dụng PFAS do ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe

Để tìm hiểu xem các bữa ăn nấu tại nhà có thể làm giảm nồng độ PFAS hay không, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu chi tiết về chế độ ăn uống của 10.106 người tham gia. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu các mẫu máu của những người tham gia này để xác định xem họ có chứa một số hóa chất PFAS hay không.

Kết quả là những người thường xuyên ăn đồ tự nấu tại nhà có mức PFAS trong cơ thể thấp hơn đáng kể.

Giảm tiêu thụ PFAS như thế nào?

Như đã nói, túi nilon, hộp đựng và bao bì thức ăn nhanh sẽ có nồng độ cao PFAS rất cao. Nghiên cứu nói trên cũng cho thấy rằng những người thường xuyên ăn hàng cũng có mức PFAS trong cơ thể cao hơn. Ngay cả khi bạn gọi những món ăn lành mạnh tại nhà hàng, thì chúng vẫn có thể bị ô nhiễm bởi lượng PFAS có trong bao bì. Mua đồ ăn sẵn mang về nhà hoặc gọi đồ ăn giao tận nhà cũng có nguy cơ tương tự.

Bên cạnh đó, các thực phẩm sơ chế sẵn, được đựng vào các bao bì chứa PFAS cũng khó tránh được rủi ro. Bởi lẽ, các hóa chất PFAS từ bao bì thực phẩm đã di chuyển vào thực phẩm

Vì vậy, điểm mấu chốt là hãy tránh đựng bất cứ thực phẩm nào trong các bao bì có chứa PFAS. Tốt nhất, hãy chọn mua các sản phẩm hữu cơ và thực phẩm theo mùa. Bạn cũng không cần gạt bỏ hoàn toàn những buổi ăn hàng, nhưng hãy từ chối được phục vụ thực phẩm đựng trong túi, bao bì chứa PFAS.

Đối với những thực phẩm sơ chế hoặc chế biến sẵn đựng trong bao bì và phải đun nóng bằng lò vi sóng hoặc nhiệt trước khi ăn, hãy cắt bỏ bao bì, cho hết thực phẩm ra một vật liệu khác (như bát thủy tinh, bát sứ) rồi mới hâm nóng.

Tóm lại, đồ ăn càng ít tiếp xúc với bao bì thực phẩm, mức độ phơi nhiễm với PFAS và các hóa chất độc hại khác càng thấp. Ngoài PFAS, bao bì thực phẩm có thể chứa các hóa chất đáng lo ngại khác, bao gồm các hợp chất gây rối loạn nội tiết tố như BPA và phthalates.

Biết Tuốt H+ (Theo MBG)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp