Phòng ngừa ung thư đại tràng với 9 cách đơn giản

Đau bụng là một trong những dấu hiệu thường thấy của ung thư đại tràng

Cà phê hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng: Tầm soát ngay không lỡ cả đời

Dùng aspirin ngừa ung thư đại tràng: Những điều cần lưu ý

Dấu hiệu ung thư đại tràng

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa ung thư đại tràng bằng cách thay đổi một vài thói quen và chế độ ăn uống hàng ngày.

1. Tập thể dục mỗi ngày

Lối sống ít vận động là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư đại tràng. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cancer năm 2014, thiếu hoạt động thể chất làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, nội mạc tử cung, ung thư phổi, cùng với bệnh đái tháo đường, béo phì và bệnh tim mạch.

2. Giữ trọng lượng ổn định

Giảm mỡ thừa quanh vùng eo giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao cũng có liên quan đến bệnh ung thư trực tràng và nhiều bệnh mạn tính như bệnh tim, đột quỵ và bệnh đái tháo đường type 2.

3. Hạn chế rượu

Uống rượu là nguyên nhân gây ung thư đại tràng, ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan và vú. Rượu tác động trực tiếp tới các mô, dần dần dẫn đến những thay đổi ADN trong các tế bào gây ra ung thư. Ngoài ra, các vi khuẩn trong ruột kết có thể chuyển đổi chất trong rượu thành acetaldehyd, một chất gây ung thư. Các chuyên gia khuyến cáo, nam giới không nên uống nhiều hơn 2 chén nhỏ mỗi ngày, nữ giới không nên uống nhiều hơn 1 chén nhỏ mỗi ngày.

Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng

4. Cắt giảm thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Kết quả được công bố trên Tạp chí Cancer Research năm 2010 đã chỉ ra rằng trong thịt đỏ và thịt chế biến sẵn chứa chất heme iron, nitrate/nitrite và heterocyclic amines gây bệnh ung thư đại trực tràng.

5. Ăn nhiều chất xơ

Năm 2015, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Communications cho thấy, ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng nhờ tác dụng ngăn chặn các tế bào ruột khỏi bị xâm hại bởi các chất gây ung thư. Ngoài ra, khi vi khuẩn trong ruột già phá vỡ chất xơ, quá trình sản xuất butyrate sẽ ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư trong ruột kết và trực tràng. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm lúa mì, yến mạch, táo, dâu tây, các loại đậu, rau xanh và các loại hạt.

6. Khám bệnh theo định kỳ

Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, việc tầm soát ung thư đại tràng bắt đầu từ tuổi 45 cho người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Những người khác có thể lựa chọn thực hiện các xét nghiệm tầm soát sau tuổi 50. Một số tùy chọn bao gồm nội soi đại tràng, xét nghiệm máu trong phân...

7. Bỏ hút thuốc

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention 2009 cho thấy, ung thư đại tràng thường gặp ở những bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá thường xuyên. Vì vậy, bỏ hút thuốc sẽ giúp bạn phòng ngừa được căn bệnh này.

8. Bổ sung vitamin D

Theo Tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention, bổ sung đầy đủ vitamin D có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Vitamin D giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào, hạn chế tình trạng viêm và thậm chí ngăn chặn tế bào ung thư lây lan. Vitamin D được tổng hợp thông qua tiếp xúc của da với ánh nắng, ăn thực phẩm giàu vitamin D như cá, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, sữa và ngũ cốc.

9. Tránh thuốc kháng sinh

Trong khi một liều lượng thích hợp các loại thuốc kháng sinh là cần thiết và quan trọng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thì sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và phổi.

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư