Chỉ khoảng 15% bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện và điều trị sớm. Nguồn ảnh: SKĐS
Nghệ sỹ Hán Văn Tình: Không muốn xạ trị vì sợ gia đình khổ
Xét nghiệm cảnh báo ung thư phổi
Mỗi năm 1,5 triệu người chết vì ung thư phổi
Tỏi sống - 'vũ khí' ngừa ung thư phổi
PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ - Chủ tịch Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam nhận định, phát hiện sớm ung thư phổi mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Tuy nhiên, chỉ khoảng 15% số bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện bệnh sớm. Vào các giai đoạn muộn hơn, việc phát hiện bệnh chính xác hơn nhưng điều trị tốn kém và kéo dài, đôi khi, điều trị chỉ là giải pháp tinh thần với những bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Do đó, để phát hiện sớm bệnh ung thư phổi cần chú ý một số biểu hiện:
Ho: Các dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi là những cơn ho khan, ho có đờm và kéo dài vào sáng sớm. Và các loại thuốc trị ho, chống viêm không có tác dụng. Một nửa số người bệnh ho ra ít máu lẫn đờm.
Đau ngực: Bệnh nhân ung thư cũng thường bị đau ngực. Thường không có điểm đau rõ rệt, đau bên có tổn thương giống viêm dây thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.
Thường xuyên nhiễm trùng: Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mạn tính khác.
Khó thở: Hiện tượng khó thở chỉ gặp khi khối u chèn ép hoặc làm tắc khí phế quản, gây xẹp phổi, hoặc ung thư đã di căn màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị khó nói hoặc nói giọng khàn do khối u chèn ép vào dây thần kinh, khó nuốt do thực quản bị chèn ép, gầy sút, sốt nhẹ...
Đau tay và các ngón tay: Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người có xu hướng bỏ qua. Trong phần lớn các trường hợp, khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi.
Sụt cân: Là một dấu hiệu thường thấy, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục… thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư.
Ngoài các dấu hiệu điển hình, việc chụp phổi bằng kỹ thuật X-quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ có thể cho thấy khối u ở vị trí nào của phổi, kích thước bao nhiêu. Để chẩn đoán đúng và phân loại ung thư, góp phần quyết định phương pháp điều trị, cần xét nghiệm mô bệnh học và tế bào học.
Để phòng ngừa ung thư phổi cần tạo môi trường sống sạch đẹp, bầu không khí trong lành, không hút thuốc lá, điều trị khỏi những bệnh của phế quản, phổi như viêm phế quản mạn, lao phổi. Ở tuổi 40 trở lên, nên đi khám bệnh, chụp X-quang phổi định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.
Bình luận của bạn