Chất tạo ngọt nhân tạo trong soda có thể làm tăng hàm lượng chất béo trung tính triglyceride
Uống soda, nước ngọt gây ảnh hưởng thế nào đến não bộ?
3 cách tự chế chất tẩy trắng tự nhiên không độc hại
Bệnh Crohn nặng hơn vì sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo
Đường hóa học aspartame còn nguy hiểm hơn cả mì chính
Soda là loại nước giải khát có ga, chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo gây hại cho sức khỏe con người. Nếu sử dụng soda thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, gan, đái tháo đường, đột quỵ và bệnh nguy hiểm khác.
Năm 2015, một nghiên cứu chứng minh chỉ cần uống 2 lon soda/tuần làm nồng độ cholesterol, chất béo trung tính và khối lượng cơ thể tăng đột biến.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã chia 85 người tình nguyện (nam và nữ) được chia thành 4 nhóm. Trong 15 ngày, 4 nhóm được sử dụng đồ uống có đường với hàm lượng fructose lần lượt 0%; 10%; 17,5%; 25% trên tổng nhu cầu calo cơ thể dung nạp hàng ngày. Những tình nguyên viện được xét nghiệm máu vào trước và sau nghiên cứu để đánh giác tác động của soda đến nồng độ cholesterol, triglyceride và acid uric – những yếu tố gây bệnh tim mạch.
Nồng độ cholesterol, triglyceride cao là "thủ phạm" gây bệnh tim mạch
Nồng độ cholesterol, triglyceride và acid uric của các nhóm 10%; 17,5%; 25% gia tăng đáng kể. Càng uống đồ uống nhiều đường, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Cụ thể, nhóm uống đồ uống chứa 25% đường có hàm lượng triglyceride tăng 37 mg/dL và LDL cholesterol tăng 15,9 mg/dL.
Tại Hoa Kỳ, nhiều nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa soda và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên hạn chế sử dụng đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo, đồ uống có ga để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ thiếu nước trầm trọng, dẫn đến nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và ngừa bệnh
Do đó, thay vì uống soda để làm dịu cơn khát, hãy uống nước lọc và các đồ uống lành mạnh khác như: Nước chanh, nước cam, trà xanh, nước ép lựu, kombucha và sinh tố xanh.
Bình luận của bạn